Tiền bạc & tình yêu

Mọi người đều nói: "Tình yêu thánh thiện không dính líu đến tiền bạc". Nhưng trên thực tế, hàng ngày hàng giờ các đôi uyên ương vẫn cứ phải trăn trở "tiền của anh, của em và của chúng ta"…

Mọi người đều nói: "Tình yêu thánh thiện không dính líu đến tiền bạc". Nhưng trên thực tế, hàng ngày hàng giờ các đôi uyên ương vẫn cứ phải trăn trở "tiền của anh, của em và của chúng ta"…

Sai lầm thứ nhất: Đây là một vấn đề tế nhị, chẳng ai muốn đề cập tới
 
"Tôi và anh yêu nhau đã được 6 tháng, tiền nong là điều tuyệt đối cấm kỵ trong mọi câu chuyện của hai người. Chúng tôi độc lập trong vấn đề này, ai thích mua gì thì tiêu tiền của người ấy, khi đi ăn cùng nhau thì anh ấy thường là người trả tiền, tôi cũng thường tặng anh ấy một vài món quà.
 
Chúng tôi rất ít khi hỏi: Tháng này anh hay em kiếm được bao nhiêu? Nếu người nào có khó khăn gì về tài chính thì người kia sẽ san sẻ, giúp đỡ. Tôi thấy mối quan hệ của chúng tôi như thế là quá ổn, tình yêu mà cứ xoay quanh tiền bạc thì còn gì là thi vị nữa".
 
Tại sao suy nghĩ như vậy là sai lầm? Có thể nói, khi cả hai bạn đã trải qua giai đoạn mải mê khám phá những điều thú vị và mới mẻ về nhau, các bạn sẽ khó tránh khỏi cuộc sống hiện thực đang chờ đợi. Nếu như một trong hai người thường có thói quen "quên" chủ động rút hầu bao, người kia sẽ có thể phải ngượng nghịu đề xuất đến vấn đề này, hoặc âm thầm chịu đựng. Nhưng thường thì sức chịu đựng chỉ có giới hạn. Đến một ngày nào đó, mâu thuẫn được nung nấu lâu ngày sẽ bùng phát và tranh luận cãi và là điều không tránh khỏi.
Mô tả ảnh.
Giải pháp hiệu quả: Trước khi vấn đề "cơm áo gạo tiền" trở nên nóng bỏng hơn tình yêu, hãy thẳng thắn bàn bạc với nhau. Để tránh tình trạng có bên sẽ phải chi trả nhiều hơn, hãy lập một quỹ chung của cả hai và quỹ này sẽ được sử dụng khi cả hai bạn đi ăn, đi xem phim, hay trong những cuộc pic - nic tốn kém... Sai lầm thứ hai: Nàng là người "tay hòm chìa khoá" "Sau khi chúng tôi yêu nhau được một năm, để tiết kiệm cho anh ấy những khoản chi tiêu vô bổ và tiện cho các khoản chi tiêu chung, cả hai quyết định tiền lương tháng của anh ấy sẽ do tôi giữ và tự trang trải. Đương nhiên, khi phải tiêu một món tiền lớn, tôi vẫn hỏi qua ý kiến của anh ấy. Tôi đưa cho anh ấy một số tiền  đủ để anh ấy chi tiêu lặt vặt trong tháng. Đôi lúc tôi cũng lên tiếng phê phán cách chi tiêu vung tay quá  trán của anh ấy. Tôi nghĩ đó là một giải pháp tối ưu, trước sau gì chúng tôi cũng sẽ là người một nhà và anh ấy cũng như tôi cần phải có thói quen chi tiêu và tiết kiệm" -  Thanh Giang, 27 tuổi tâm sự. Đây là một quan điểm sai lầm- bởi vì cách bạn quản lý tiền như vậy sẽ tạo cho bạn tâm lý áp đặt và quyền uy. Khi trong tình yêu, một bên hoàn toàn có uy thế áp đảo, bên kia sẽ bị cảm giác bị lệ thuộc và mất tự do. Giải pháp hiệu quả: Phụ nữ hợp với vai trò "tay hòm chìa khoá". Tuy nhiên, đừng kiểm soát gắt gao và không ngừng trách móc cách đàn ông chi tiêu, đàn ông có thế giới và quyền tự do riêng của nó.Sai lầm thứ ba: Là đàn ông, nên anh ấy luôn là người chủ động chi trả mọi khoản chi tiêu của cả hai "Kiếm tiền và tiêu tiền là điểm mạnh và khẳng định vị thế của đàn ông. Tôi hoàn toàn tự hào khi anh ấy có quan điểm như vậy. Từ trước tới nay, anh ấy luôn là người chủ động trả mọi khoản chi của chúng tôi. Tôi thấy anh ấy hoàn toàn tự tin vì mình là người đàn ông tự chủ và tài ba". Quan điểm này cũng không ít sai lầm -  Trong tình yêu, nếu lúc nào bạn cũng cho rằng, kiếm tiền và rút ví ra chi trả là nghĩa vụ và niềm tự hào của đàn ông, thì bạn đã vô tình đặt lên vai anh ấy một trách nhiệm quá nặng nề. Ban đầu, có thể anh ấy sẽ tự nguyện - nhưng đến một lúc nào đó, anh ấy sẽ cảm thấy mệt mỏi và rút cuộc, anh ấy sẽ tự hỏi đến bao giờ mới có sự bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ? Giải pháp hiệu quả: Hãy để cả hai cùng "đồng cam cộng khổ" trước sự phiền toái và mệt mỏi do tiền bạc đem lại. Chủ động trước những khoản chi tiêu cá nhân của bạn thay vì quen ỷ lại vào hầu bao của anh ấy.Sai lầm thứ tư: Em có thể cho anh vay tiền "Lần đầu tiên anh ấy ngỏ ý vay tôi tiền, tôi thấy điều đó hết sức bình thường. Đôi khi người yêu gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ anh ấy". Quan điểm này cũng khá tệ- Sai lầm  là ở chỗ sau khi cho vay, bạn sẽ có tâm lý đợi chờ anh ấy trả bạn tiền. Đôi khi, sự sốt ruột làm bạn bỗng có cảm giác hoài nghi, thiếu tin tưởng vào anh ấy. Mặt khác, anh ấy sẽ ỷ lại vào bạn và bỗng chốc: Hình ảnh một người đàn ông tự tôn nhanh chóng tan biến trong mắt bạn. Khi giữa hai bạn không còn sự tin tưởng và tôn trọng lần nhau, tình yêu của các bạn sẽ có nguy cơ tan vỡ. Giải pháp hiệu quả: Trong vấn đề tiền bạc, giữa bạn và anh ấy cần phải rõ ràng giữa tặng, cho và vay. Khi đã nói đến "vay" là phải có "trả", nên lấy chữ tín làm hàng đầu. Đôi khi, nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, hãy cứ thẳng thắn tâm sự với người yêu của mình, nhưng đừng quên cảm ơn và trả khoản vay cho anh ấy (cô ấy) đúng hẹn khi hai người chưa là vợ chồng.
Theo Giadinh.net

Đọc thêm