Tiếp cận dịch vụ y tế

Gần 2 năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế, toàn thành phố Đà Nẵng có 74% người dân đăng ký tham gia để được tiếp cận với các dịch vụ y tế, vốn lâu nay vẫn chỉ dành cho một số ít người dân có điều kiện về kinh tế khá giả. 74% là con số nằm trong top đầu của cả nước về mức độ ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân, sẵn sàng lựa chọn các dịch vụ y tế tốt nhất để phòng tránh bệnh tật. Điều đó cũng gián tiếp để hiểu rằng, chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân của bản thân mỗi đơn vị y tế phải thật sự tốt, có hiệu quả thì người dân mới ủng hộ.

Gần 2 năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế, toàn thành phố Đà Nẵng có 74% người dân đăng ký tham gia để được tiếp cận với các dịch vụ y tế, vốn lâu nay vẫn chỉ dành cho một số ít người dân có điều kiện về kinh tế khá giả. 74% là con số nằm trong top đầu của cả nước về mức độ ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân, sẵn sàng lựa chọn các dịch vụ y tế tốt nhất để phòng tránh bệnh tật. Điều đó cũng gián tiếp để hiểu rằng, chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân của bản thân mỗi đơn vị y tế phải thật sự tốt, có hiệu quả thì người dân mới ủng hộ.

Để có được điều đó, ngành Y tế Đà Nẵng đã trải qua một quá trình phấn đấu trong công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt là chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực và thay đổi thái độ ứng xử để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhiều người dân khi “gõ cửa” các bệnh viện đều mong rằng, bác sĩ sẽ tìm ra đúng bệnh của mình để điều trị. Điều đó là động lực lớn để nhiều đơn vị y tế, đặc biệt là hệ thống các bệnh viện không ngừng cố gắng, đội ngũ thầy thuốc luôn rèn luyện, học tập, làm chủ kỹ thuật để đáp ứng lòng mong đợi của người dân.

 Cái lợi lớn nhất của người tham gia bảo hiểm y tế là được chăm sóc, tầm soát nhiều căn bệnh hiểm nghèo, từ đó có hướng điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Mong muốn của người dân là tiếp cận máy móc hiện đại, có thể tầm soát được ung thư, hay những căn bệnh hiểm nghèo. Được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ và thỏa mãn. Bởi, tư tưởng e dè vì sợ phải chi trả viện phí quá khả năng của gia đình.

Việc tham gia bảo hiểm y tế để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong thời gian sớm nhất là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự tin tưởng của người dân về các dịch vụ công, trong đó có lĩnh vực y tế. Mục tiêu của chiến lược phát triển y tế thành phố giai đoạn 2001-2010 tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kiện toàn hệ thống y tế từ tuyến thành phố đến cơ sở, từ đó nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe, tăng tuổi thọ cho người dân thành phố. Nhìn tổng quát, năm 2010 - năm cuối của giai đoạn này, thành phố cơ bản đạt được những chỉ tiêu quan trọng đề ra.

Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đầy đủ, rộng khắp và có  hiệu quả, trong đó nổi bật là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi đạt 7,8%, hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra là đến năm 2010 tỷ lệ này 10%. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đạt tỷ lệ nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 0,13%, hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra là đến năm 2010 tỷ lệ này 0,15%.

Nhiều năm liền không để xảy ra tử vong mẹ trên địa bàn thành phố. Chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực của thành phố ngày càng bền vững. Đến cuối năm 2010, tổng dân số của thành phố là 905.615 người, đạt mục tiêu quy mô dân số không quá 1 triệu người. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng và nâng cấp, tạo điều kiện để người dân, nhất là người nghèo, vùng khó khăn, có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng. Thành phố Đà Nẵng có tỷ lệ 13,2 bác sĩ/10.000 dân, 49 giường/ 10.000 dân. Mặc dù so với nhu cầu thực tế vẫn còn thiếu, nhưng đây là con số “mơ ước” của nhiều địa phương khác.

Những thành quả trên cho thấy, đội ngũ y, bác sĩ ngành Y tế Đà Nẵng đang nỗ lực để có thể tạo điều kiện cho mọi người dân, ai cũng có điều kiện để chăm sóc, tiếp cận các dịch vụ y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình ngay tại thành phố mà không phải đi đâu xa.            

V.D

Đọc thêm