Tiếp tục phát hiện đối tượng tiêu thụ tiền giả

(HPĐT)- Hồi 10 giờ ngày 17-9, Công an xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên phát hiện Đặng Văn Giang, sinh năm 1972, ở thị trấn Núi Đèo, Thủy Nguyên mang trong người 8 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Trước đó, Giang tiêu thụ 1 tờ tiền giả  mệnh giá 200.000 đồng tại chợ Phả Lễ (xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên).

(HPĐT)- Hồi 10 giờ ngày 17-9, Công an xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên phát hiện Đặng Văn Giang, sinh năm 1972, ở thị trấn Núi Đèo, Thủy Nguyên mang trong người 8 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Trước đó, Giang tiêu thụ 1 tờ tiền giả  mệnh giá 200.000 đồng tại chợ Phả Lễ (xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên).

 

Trước đó, ngày 15-9, Trạm CSND Cầu Đá Bạc (Công an huyện Thủy Nguyên) phối hợp với Công an xã Lưu Kiếm bắt giữ Nguyễn Thế Anh, sinh năm 1970, ở số 36 Cát Cụt, phường An Biên, quận Lê Chân tàng trữ 21 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng (Báo Hải Phòng đã đưa tin). Được biết, Nguyễn Thế Anh và Đặng Văn Giang đều là những đối tượng cộm cán, mang nhiều tiền án, tiền sự. Hiện, Công an huyện Thủy Nguyên đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng trên để xử lý theo pháp luật.

 

Với việc liên tiếp phát hiện 2 vụ lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố, người dân cần thận trọng, tìm hiểu kỹ khi giao dịch.

 

Cách phân biệt tiền giả - tiền thật

- Soi tiền trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị.

Ở các tờ bạc thật, khi soi trước nguồn sáng, sẽ thấy một sợi dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc có các dòng chữ: "NHNNVN*100.000" (tương ứng với mệnh giá) lặp đi lặp lại và đảo chiều. Tại cửa sổ nhỏ (góc trên bên trái) của tiền thật, có hình hoa cúc cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn trong. Tờ bạc giả không có các chi tiết này.

- Vuốt nhẹ lên bề mặt tờ bạc giả, sẽ không cảm nhận được các chi tiết in lõm hay in dập nổi như ở tiền thật.

Ở tiền thật, do được in bằng công nghệ in đặc biệt, nên bề mặt tiền có độ dày. Khi dùng tay vuốt, bề mặt tờ tiền không trơn mà có độ sần đều. Còn tiền giả, độ sần được tạo ra từ việc chọc lỗ nên khi vuốt, vết sần khác thường, thưa và không đều nhau. Tuy nhiên, nếu kiểm tra bằng tay mà không tinh ý sẽ không cảm nhận được đặc điểm khác biệt trên.
- Chao nghiêng tờ bạc để kiểm tra mực đổi màu. Đối với tiền polymer loại mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng, nếu cầm tờ bạc chao nghiêng, tiền thật sẽ hiện lên các chi tiết in màu vàng thể hiện mệnh giá tờ bạc đó (còn gọi là chi tiết bảo an). Ở tiền giả không có chi tiết này.

Đối với loại tiền mệnh giá 100.000 đồng, cần lưu ý kiểm tra chi tiết in hình hoa văn ở góc trên phải mặt trước của tờ bạc. Khi chao nghiêng tờ bạc, chi tiết  này sẽ đổi từ màu vàng sang màu xanh. Ở tiền giả, chi tiết in này không đổi màu.

- Kiểm tra các cửa sổ trong suốt. Ở cửa sổ lớn có cụm số dập nổi tinh xảo. Ở cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng. Ở tiền giả không có yếu tố hình ẩn này.

- Dùng kính lúp và đèn cực tímỞ tiền thật: Mảng chữ siêu nhỏ “NHNNVN” hoặc số mệnh giá lặp đi lặp lại nhìn thấy dưới kính lúp. Cụm số mệnh giá, số seri  khi soi dưới đèn cực tím sẽ phát quang. Ở tiền giả không có dòng chữ siêu nhỏ, không có mực không màu phát quang hoặc phát quang yếu. (Theo Báo Đất Việt)

 

Đọc thêm