Khoảng cách giữa vàng thế giới và trong nước được rút ngắn

(PLO) - Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới liên tục được rút ngắn trong mấy ngày gần đây khi giá vàng SJC gần như dậm chân tại chỗ trong khi giá vàng thế giới tiếp tục tăng.
Khoảng cách giữa vàng thế giới và trong nước được rút ngắn

Vàng trong nước

Mở cửa lúc 8h30 sáng 12/10, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,60 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 10 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chiều qua.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,46 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,68 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 30 ngàn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 11/10

Giá vàng thế giới

Ở thời điểm cập nhật lúc 7h00 sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.292,10 USD/ounce, tăng so với mức chốt phiên hôm thứ Ba là 1.287,50 USD/ounce.

Theo Brien Lundin, biên tập của tờ Gold Newsletter, biên bản của Fed đã xác nhận rằng các quan chức của cơ quan này không hoàn toàn ủng hộ khả năng nâng lãi suất trong tháng 12. Điều này đã giúp giá vàng đảo chiều.

Sau khi biên bản của Fed được công bố, chỉ số ICE U.S. Dollar, so sánh đồng bạc xanh với 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,3%.

“Không cần biết Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 hay không, tôi cho rằng cuộc họp tháng 12 tới sẽ là bệ phóng giúp vàng bước vào một đợt tăng giá mới, giống như 2 lần tăng trong năm 2015 và 2016 đã đánh dấu sự xoay chiều của giá vàng”, Lundin bình luận.

Nếu Fed nâng lãi suất, nhà đầu tư bán khống sẽ lại mua vào và thu chiến lợi phẩm như những gì diễn ra trong 2 năm trước, và giúp giảm áp lực lên thị trường, Lundin giải thích.

Nhật báo Phố Wall đưa tin hôm thứ Tư rằng Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cho biết chưa hẳn Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 12.

Giới đầu tư tại Phố Wall nhận định có 87% khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 12, theo số liệu của CME Group. Thế nhưng, Chủ tịch Fed của Kansas cũng cho rằng sẽ là một sai lầm nếu chờ lạm phát tăng lên mức mục tiêu 2% rồi mới tăng lãi suất.

Trong khi đó, các rủi ro địa chính trị như căng thẳng leo tháng giữa Triều Tiên và Mỹ, bất ổn tại EU, và phong trào đòi độc lập ở Catalonia (Tây Ban Nha) đã đẩy các kim loại “tránh bão” tăng giá.

Đọc thêm