Dịch vụ cầm đồ F88 : kinh doanh thiếu minh bạch, đủ chiêu trò lách luật ?

(PLO) - Với mức lãi suất niêm yết 1,1% nhưng thực tế, hệ thống dịch vụ cầm đồ F88 lại đẩy đủ thứ chi phí cao gấp 3-5 lần khiến tổng chi phí vay vốn năm của khách hàng lên đến 72%..

Cụ thể, để “lách” các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ và trần lãi suất, F88 niêm yết lãi cho vay ở mức 1,1%/tháng, tương đương hơn 13%/năm. Tuy nhiên, đây không phải toàn bộ chi phí vay mà khách hàng sẽ phải trả thêm 1,4%/tháng tiền “phí thẩm định điều kiện cho vay” và 3,5%/tháng tiền “phí lưu giữ tài sản cầm cố”. 

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng, các khách hàng sẽ phải trả thêm 1,4%/tháng tiền “phí thẩm định điều kiện cho vay” và 3,5%/tháng tiền “phí lưu giữ tài sản cầm cố”. Đấy là còn chưa kể phí lưu giữ kho bãi đối với các tài sản lớn như ô tô xe máy,.. Còn đối với các khoản vay có giá trị trên 10 triệu đồng, các mức phụ phí này lần lượt sẽ là 1,4%/tháng và 2%/tháng.

Hợp đồng cho vay cầm cố giữa F88 và khách hàng thể hiện nhiều điểm bất hợp lý,
Hợp đồng cho vay cầm cố giữa F88 và khách hàng thể hiện nhiều điểm bất hợp lý, 

Tính tổng chi phí thì mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán 4,5%/tháng, tương đương 54%/năm đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng và 6%/tháng, tương đương 72%/năm đối với các khoản vay có giá trị thấp hơn.

Nhận xét về Hợp đồng cho vay cầm cố của F88, Luật sư Vũ Quốc Bình, Công ty Luật Hợp danh Thiên Quang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng “Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì quy định về trần lãi suất là vô nghĩa”.

Luật sư Bình nhận định việc bóc tách lãi suất và các khoản phụ phí của F88 chỉ mang tính chất hình thức nhằm lách luật bởi chi phí đi vay thực tế của khách hàng là 4,5 – 6%/tháng hay 54 – 72%/năm chứ không hề thấp như con số được ghi trong Hợp đồng kể trên.

Không dừng lại ở đó, mặc dù Hợp đồng do F88 soạn thảo có quy định “Hợp đồng này được lập thành 2 (hai) bản gốc, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một bản”. Tuy nhiên, cũng chính F88 từ chối giao một bản gốc Hợp đồng cho khách hàng với lời giải thích rất khó hiểu: “đây là quy định của hệ thống”.

Theo anh N. (Cầu Giấy, Hà Nội) thì thực tế anh chỉ ký một bản Hợp đồng duy nhất khi giao dịch tại cửa hàng này chứ không phải là hai bản như điều khoản quy định tại Hợp đồng. Khi ra về, anh được giao lại một tờ giấy có tên là Phiếu cầm đồ thay vì Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. 

“Tôi hoàn toàn không thể tìm thấy bất kỳ bảng biểu hay giấy tờ hay văn bản, tài liệu nào về các loại lãi suất, biểu phí, quy định về thanh lý, xử lý tài sản quá hạn hợp đồng của khách hàng. Phải chăng F88 đã và đang kinh doanh thiếu minh bạch nên mới không dám công khai ?”

Luôn tuyên bố rầm rộ “quyết tâm thay đổi định kiến của xã hội đối với ngành nghề cầm đồ truyền thống đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam” nhưng hành động của F88 lại đi ngược lại với chính tuyên bố của mình?

Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin ./.

Đọc thêm