Hà Nội: Đã bị xử phạt, tiếp tục tái diễn bán hàng không tem nhãn tiếng Việt

(PLVN) - Mặc cho có rất nhiều nội dung phản ánh được đăng tải và  Quản lý thị trường vào cuộc xử phạt, thế nhưng Mint Cosmetics, Pinky House, Authentic Store vẫn ngang nhiên “tái diễn” việc bày bán các sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không tem phụ Tiếng Việt tại cửa hàng.
Mint Cosmetics, Pinky House, Authentic Store vẫn "tái diễn" bày bán sản phẩm không tem phụ Tiếng Việt.
Mint Cosmetics, Pinky House, Authentic Store vẫn "tái diễn" bày bán sản phẩm không tem phụ Tiếng Việt.

Trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã có loạt bài phản ánh về các chuỗi cửa hàng tại Hà Nội như Mint Cosmetics, Pinky House, Authentic Store về việc bày bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không tem nhãn phụ Tiếng Việt. Sau đó, Đội QLTT số 13 đã xử phạt các cửa hàng thuộc 3 chuỗi mỹ phẩm trên vì buôn bán hàng hóa nhập lậu.

Thế nhưng, theo khảo sát của chúng tôi thời gian gần đây, các cửa hàng mỹ phẩm này vẫn  bày bán các sản phẩm, không có hoá đơn, không tem, nhãn phụ.

Đến với 3 chuỗi cửa hàng mỹ phẩm này, không khó để khách hàng tìm được sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Mac, YSL, Dior, Charlotte, Bioderma. Tất cả đều được nhân viên cam kết là hàng “xách tay” từ Anh, Pháp, Nhật và an toàn cho người sử dụng.

Nhưng đến khi được hỏi về việc tại sao không có tem, nhãn phụ Tiếng Việt trên sản phẩm, nhân viên tại cửa hàng Authentic số 70 Thái Hà trả lời rằng, “đây là hàng xách tay, hàng có tem phụ là hàng của công ty do bên em phân phối. Hàng xách tay lúc nào cũng rẻ hơn vì không qua thuế, bởi thuế ở Việt Nam rất cao”.

Sản phẩm kem chống nắng được nhân viên của cửa hàngAuthentic số 70 Thái Hà giới thiệu không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt.
 Sản phẩm kem chống nắng được nhân viên của cửa hàngAuthentic số 70 Thái Hà giới thiệu không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Khi được hỏi về việc cửa hàng có thể xuất được hóa đơn VAT hay không, nhân viên này trả lời ngay lập tức là “bên em không xuất hóa đơn VAT”.

Tìm mua thỏi son đang được nhiều bạn trẻ săn đón trên thị trường chúng tôi được nhân viên tại Authentic giới thiệu một vài dòng sản phẩm son.

Theo quan sát của chúng tôi trên vỏ hộp các loại son hoàn toàn không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào. Và với những dòng chữ như vậy, có lẽ sẽ chẳng có khách hàng nào đủ kiên nhẫn để biết được thành phần chi tiết tạo nên cây son đang được nhiều bạn trẻ săn đón.

Đến với cửa hàng Pinky House số 179 Chùa Bộc, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời “chắc nịch” khi được hỏi về sản phẩm tại cửa hàng, “sản phẩm bên em là hàng xách tay nên không có tem phụ và đều được nhập từ Pháp, Hàn Quốc”.

Chọn mua sản phầm xịt khoáng sau rất nhiều lời giới thiệu của nhân viên bán hàng. Tuy nhiên khi hỏi về việc xuất hóa đơn VAT nhân viên cửa hàng từ chối. "Hàng này bên em không xuất hóa đơn VAT".

Sản phẩm xịt khoáng được mua tạiPinky House số 179 Chùa Bộc.
Sản phẩm xịt khoáng được mua tạiPinky House số 179 Chùa Bộc. 

Cuối cùng là Mint Cosmetics tại 2 cơ sở số 61 Vạn Bảo, Ba Đình và ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh nhân viên tại đây cũng nói rằng cửa hàng bán các sản phẩm có cả nhập khẩu và xách tay.

Tại cửa hàng  Mint Cosmetics ngõ 215 Tô Hiệu, Cầu Giấy, chúng tôi ngỏ ý muốn tìm mua loại nước tẩy trang, và ngỏ ý hỏi về xuất xứ của sản phẩm mà nhân viên bán hàng tư vấn.

“Nếu dòng tẩy trang thì chị có thể dùng loại Bioderma khá phù hợp với da của chị. Sản phẩm bên em có cả bao gồm hàng nhập khẩu và hàng xách tay nhé. Cửa hàng nhà em bán cả hàng nhập khẩu và hàng xách tay”, nhân viên này cho biết.

Sản phẩm son được mua tại cửa hàngMint Cosmetics ngõ 215 Tô Hiệu, Cầu Giấy cũng không hề xuất hiện dòng chữ Tiếng Việt nào trên vỏ hộp son.
Sản phẩm son được mua tại cửa hàngMint Cosmetics ngõ 215 Tô Hiệu, Cầu Giấy cũng không hề xuất hiện dòng chữ Tiếng Việt nào trên vỏ hộp son. 

Chúng tôi thắc mắc về giá của sản phẩm xách tay và sản phẩm nhập khẩu có chênh lệch nhau hay không, nhân viên bán hàng trả lời, “thật ra không có sự chênh nhau nhiều đâu ạ! Hàng xách tay thì sẽ không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt, còn hàng nhập khẩu thì có tem nhãn phụ thể hiện của đơn vị nhập khẩu”.

Không chỉ vậy, nhân viên bán hàng tại đây còn bật mí, vi các sản phẩm, khi có tem của đơn vị nhập khẩu thì đó là sản phẩm được nhập khẩu, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ khác. Đôi khi không phải cứ có tem của đơn vị nhập khẩu thì đó là hàng nhập khẩu.

Ngay cả khi chúng tôi ngỏ ý muốn nhân viên cửa hàng xuất hóa đơn VAT cho sản phẩm mình đã mua, nhân viên từ chối.

Cách đây 3 tháng, khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài phản ánh về 3 chuỗi cơ sở mỹ phẩm này, nhóm PV đã liên hệ với 3 chuỗi mỹ phẩm nêu trên để có câu trả lời khách quan cho độc giả.

Tuy nhiên, các cơ sở này đều từ chối trả lời và cung cấp thông tin về vấn đề bạn đọc quan tâm. SAu đó, cả 3 cơ sở mỹ phẩm này đã bị Đội QLTT số 13 xử phạt, nhưng vẫn ngang nhiên “tái diễn” việc bán hàng không có hoá đơn, nguồn gốc xuất xứ, không có tem, nhãn phụ Tiếng Việt.

Điều gì “giúp” 3 cửa hàng mỹ phẩm Mint Cosmetics, Pinky House, Authentic Store ngang nhiên “tái diễn” bày bán các sản phẩm nhập lậu như vậy, các cơ quan chức năng cần sớm trả lời câu hỏi này.

Đọc thêm