Trẩy hội Lim: Chặt chém 50 nghìn/cốc nước mía, 40 nghìn/cốc bia

(PLO) - Trong ngày Chính hội (13/1 âm lịch) rất nhiều du khách tỏ ra rất bức xúc trước tình trạng chặt chém, "thái quá" đối với các dịch vụ tại Hội Lim...
Trẩy hội Lim: Chặt chém 50 nghìn/cốc nước mía, 40 nghìn/cốc bia

Du khách đổ về Bắc Ninh rất đông trong ngày Chính hội để tham gia các nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian. Đây cũng là thời cơ để những cửa hàng, quán xá được dịp thoải mái tăng giá các mặt hàng với lý do "ở đây có lễ hội".

Chị Giang một người tham gia lễ hội chia sẻ: Biết là lễ hội mọi thứ có thể bị chặt chém hơn bình thường nhưng em không nghĩ lại tới mức giá cao gấp 3 -4 lần với giá thật, làm mất đi nét đẹp của lễ hội văn hóa .Ai bị như bọn em thì làm gì dám có lần sau tới đó nữa.

Quán nước bán 2 cốc nước mía có giá 100 ngàn đồng
 Quán nước bán 2 cốc nước mía có giá 100 ngàn đồng

Với bốn quả dừa, một lon bò húc, một trà không độ phải trả cho chủ quán 450 ngàn đồng, kèm theo đó là 2 cốc nước mía giá 100 ngàn đồng và 2 xúc xích giá 80 ngàn đồng. Thậm chí có nhóm thuê chỗ nghỉ ban đầu là giá 20 ngàn đồng 1 người nhưng sau đó người cho thuê tính 60 ngàn đồng 1 người,khách quá bức xúc hai bên đã xảy ra tranh cãi, chị Giang cho biết thêm.

Không riêng chị Giang, rất nhiều du khách phản ánh họ đã bị "chém đẹp" với cái giá 40 ngàn đồng 1 cốc bia tại Hội Lim và những khoản thanh toán không khỏi giật mình.

Tuy chặt chém nhưng quán vẫn luôn đông khách
 Tuy chặt chém nhưng quán vẫn luôn đông khách

Do du khách đổ về quá đông, ngoài tình trạng chặt chém thì nạn móc túi vẫn ngang nhiên diễn ra gây ra sự thất vọng và bức xúc đối với những người tham gia lễ hội.

Rất đông du khách tham gia lễ hội
Rất đông du khách tham gia lễ hội 

Trước thực trạng trên, du khách nên tự bảo vệ hành lí của mình hỏi giá cả trước khi mua, và báo cho các cơ quan chức năng sớm khắc phục và giải quyết những tồn tại gây bức xúc này./.

Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ở đâu cũng có vấn nạn du lịch. Có khác là sự quan tâm, tầm nhìn của mỗi địa phương và quyết tâm giải quyết vấn đề của mỗi nơi. Điều nguy hiểm là một số địa phương giải quyết theo kiểu báo cáo thành tích. Để xử lý dứt điểm thì cần cả một quá trình, chúng ta phải đi tới tận cùng vấn đề.

Ngoài các biện pháp xử phạt mạnh, chúng ta cũng cần tính tới biện pháp dài hơi. Nạn "chặt chém", chèn ép du khách cũng bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Chúng ta mới thoát nghèo nên nhiều chính sách chưa bao quát hết các thành phần xã hội, nhiều người phải làm xằng bậy để sinh nhai. Các địa phương cần tạo việc làm cho những người đó, xem xét họ có năng lực gì để phát triển họ tốt hơn. 

Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phải có sự quan tâm đề xuất đưa ra chương trình trách nhiệm xã hội tạo ra việc làm mới cho những cộng đồng dân cư yếu thế. Cộng đồng cần chung tay, để quan tâm chia sẻ cho những người cho họ có cơ hội để cải thiện cuộc sống bằng việc thiện. 

Một điểm đến đông khách du lịch cũng tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng làm điều xấu. Chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ về mặt dân cư, tạo ra nề nếp ở địa phương, không để cơ hội cho hành vi xấu nảy sinh.

Ngoài các giải pháp tổng thể để phát triển du lịch, chúng tôi xác định mạng xã hội là kênh tuyên truyền hiệu quả để quảng bá du lịch. Vì vậy, Tổng cục Du lịch đã có nhiều cuộc thi để tôn vinh những blogger tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Mặt khác, chúng tôi cũng khuyến khích người dân đưa những hình ảnh phê phán các hành động xấu đối với du khách. Khi đưa lên công luận, hình ảnh đó sẽ tạo hiệu ứng, hiệu lực mạnh để cảnh báo các đối tượng, các cơ sở, địa điểm chèn ép, có thái độ không tốt với du khách./.

Đọc thêm