VPBank bị tố cho vay lãi suất “cắt cổ”, mượn danh xiết nợ khách hàng

(PLO) - Tư vấn cho khách hàng với thủ tục vay đơn giản, không cần chứng minh thu nhập. Một khách hàng nhận “quả đắng” với lãi suất vay 35%/năm và phải trả 10 triệu “phí rủi ro”của ngân hàng VPBank
Thủ tục vay linh hoạt, lãi suất đến 35%?
Theo phản ánh của khách hàng (ông Nguyễn Đức T. trú tại thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang vay vốn tại Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng; Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty tài chính VPBank; Tên bằng tiếng nước ngoài: VPBank Finance Company Limited; Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: VPB FC.
Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, ông T cho biết: “ngày 29/9/2014, qua tư vấn tôi có tiến hành ký hợp đồng theo mẫu đơn đề nghị mở tài khoản, phát hành thẻ ghi nợ vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng (FE CREDIT) số 512961 với thông tin tài sản hiện tại của người đề nghị vay vốn như: tủ lạnh, ti vi, máy lạnh,máy giặt kềm theo hóa đơn điện của 3 tháng gần nhất.”
Hợp đồng thể hiện lãi suất cho vay khủng của ngân hàng VPBank
Hợp đồng thể hiện lãi suất cho vay khủng của ngân hàng 
VPBank 
Trong bản hợp đồng cũng nêu rõ thông tin việc làm của cá nhân là hình thức tự doanh, với mức thu nhập của gia đình là 20 triệu đồng/ 1 tháng, chi phí dành cho cá nhân cùng với gia đình sẽ là 8 triệu đồng/ tháng. Tổng số tiền vay là 50 triệu đồng với thời hạn hợp đồng vay là 36 tháng, theo đó hàng tháng tôi sẽ phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi sẽ là 2.262.000 VNĐ/tháng.
Ông T cho biết thêm: “ vì tình trạng gia đình đang gặp khó khăn nên mới phải đi vay ngân hàng số tiền trên, và để vay được số tiền theo hợp đồng trên, bản thân tôi cũng không được nhận đầy đủ số tiền theo hợp đồng mà chỉ nhận được trên thực tế là 40 triệu đồng. khi thắc mắc về số tiền nhận được không đúng với hợp đồng đã ký, thì tôi được phía nhân viên tư vấn vay cho biết số tiền bị thiếu hụt so với hợp đồng là 10 triệu đồng được tính vào phí rủi ro”
Sau khi xem bản hợp đồng do ông T cung cấp, điều khiến PV không khỏi băn khoăn so với số tiền đã ghi trên hợp đồng là 50 triệu đồng, trong khi thực tế khách hàng chỉ nhận được 40 triệu đồng. Câu hoit đặt ra ở đây số tiền 10 triệu đồng bị thiếu hụt đã được sử dụng vào mục đích để mua bảo hiểm rủi ro hay được sủ dụng vào mục đích khác ?  Và có hay không khoản “chênh lệch” 10 triệu đồng ở trên đang lọt vào túi của nhân viên tư vấn vay?
Có hay không chuyện mượn danh cơ quan chức năng để “xiết nợ”?
Sau khi được phía ngân hàng tiến hành giải ngân cho vay, để thực hiện theo đúng cam kết đã ghi trên hợp đông. Hàng tháng ông T đều đã tiến hành chuyển tiền qua 1 số ngân hàng để thanh toán cho phía VPBank với số tiền quy định cả gốc và lãi sẽ là 2.262.000 VNĐ/ 1 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 21/3/ 2015, do là ngày nghỉ (thứ 7) các ngân hàng không làm việc nên ông T đã không thực hiện được việc chuyển tiền cho phía ngân hàng VPBank như đã cam kết.
Có thể lo sợ người vay trên hợp đồng khó có khả năng thanh toán, chiều cùng ngày 21/3, ông T nhận được tin nhắn ( không dấu) từ số di động 0905.128.xxx với nội dung thông báo đại ý rằng: “ thông báo ông Nguyễn Đức T 9h ngày 23/3/2015 liên hệ tòa án nhân dân huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Giải quyết hồ sơ vi phạm pháp lý với công ty tài chính FE, ông có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công ty theo điều 140 bộ luật hình sự Việt Nam. Khi đi mang theo CMND hộ khẩu và hợp đồng. Nếu ông bỏ trốn công ty sẽ phát lệnh truy nã trên toàn quốc”.
Để minh chứng về việc trên, ông T có chuyển số di động đã nhắn tin cho PV, sau khi liên hệ với số máy do ông T cung cấp. Trao đổi trong điện thoại chủ nhân số máy trên cho biết hiện đang công tác tại PC45, phòng pháp lý thuộc CATP. Hà Nội, với chức danh kiểm sát viên? Nhưng khi PV yêu cầu cung cấp thông tin rõ ràng về đơn vị công tác, địa chỉ nơi đang làm việc thì người đàn ông này liền cúp máy.
Tìm hiểu thông tin từ một số cán bộ đang công tác tại CATP. Hà Nội thì PV được biết hiện tại CATP. Hà Nội không có đơn vị nào có tên là phòng Pháp Lý, PC 45 như PV đã cung cấp.
Trước sự việc như trên đề nghị CATP. Hà Nội, cũng như ngân hàng VPBank cần sớm vào cuộc để làm rõ vấn để về việc cho vay cũng như việc có hay không việc “mạo danh” cán bộ ngành công an để thu nợ.
Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc./.

Đọc thêm