M&A bất động sản: Cuộc đua mới bắt đầu

(PLO) - M&A trong thị trường BĐS bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây và mang lại lợi ích thiết thực cho các bên. Tuy nhiên, đây dường như là cuộc đua chỉ dành cho các “ông lớn” có đủ tiềm lực tài chính và năng lực triển khai dự án.
Dự án Goldsilk (Hà Đông, Hà Nội) do TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển đang gấp rút hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng
Dự án Goldsilk (Hà Đông, Hà Nội) do TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển đang gấp rút hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng

2016 - Một năm thành công của M&A bất động sản

Trong năm 2016 và những năm tới, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động M&A. Nhờ Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2016, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại song phương thế hệ mới khác đang và sắp có hiệu lực, mà thị trường BĐS dự kiến sẽ có thêm các dự án được chuyển nhượng và có thể sẽ đạt một tầm cao mới trong năm nay. 

Các giao dịch có yếu tố nước ngoài đáng chú ý là thương vụ giữa Keppel Land và chủ đầu tư Dự án Empire City tại quận 2, TP.HCM, trong đó Keppel đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần, tương đường gần 95 triệu USD. Ngoài ra, thị trường đã chứng kiến nhiều giao dịch tài sản đầu tư là các BĐS chủ chốt đang hoạt động như thương vụ A&B Tower (TP.HCM), khu resort The Nam Hai (Quảng Nam), TNT Tower (Hà Nội) và khu resort Six Sense Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). 

Ở trong nước, các nhà phát triển dự án nội địa cũng không ngừng mở rộng và tìm mua các dự án tốt. Ví như, Bitexco có những động thái mở rộng vào BĐS du lịch, với thương vụ mua cổ phần Công ty Du lịch Hương Giang (Huế), TNR Holdings Việt Nam với hàng loạt các dự án quản lý và điều hành thành công như Goldmark City, Goldsilk hay The Gold View…

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nóng của BĐS trong vài năm gần đây đã dẫn đến sự khan hiếm các vị trí đẹp tại các khu trung tâm, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và cả những khu vực đang được đẩy mạnh du lịch như Phú Quốc, Nha Trang….

Do đó, theo dự báo của các chuyên gia, các thương vụ chuyển nhượng sẽ tiếp tục diễn ra và người mua là nhưng nhà đầu tư có tiềm lực và sự quyết tâm. Theo đó, các phân khúc được dự đoán sẽ có nhiều hoạt động M&A trong năm nay bao gồm thị trường nhà ở, thị trường khách sạn.

M&A – Cuộc chơi cần chiến lược bài bản

Hoạt động M&A thời gian qua được đánh giá mang lại khá nhiều thuận lợi cho thị trường BĐS. Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nhìn nhận, hoạt động M&A diễn ra càng mạnh mẽ càng góp phần tạo sự phát triển ổn định cho thị trường BĐS và kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ, M&A có thể được hiểu là sự điều chuyển các dự án từ những doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc thiếu tính chuyên nghiệp, sang các doanh nghiệp mạnh về tài chính để triển khai, tránh tình trạng dự án bị đắp chiếu hoặc tồn kho BĐS gia tăng. 

Đồng quan điểm cho rằng xu thế M&A trên thị trường BĐS đang phát triển khá nhanh và mang lợi nhiều lợi ích cho thị trường cũng như nền kinh tế, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS đã có sự chuyển giao khá mạnh giữa các doanh nghiệp không chuyên nghiệp sang các doanh nghiệp chuyên nghiệp.

“Thực tế cho thấy, sự chuyển giao này là vô cùng cần thiết, làm tăng tính thanh khoản, giúp giảm hàng tồn kho và phục hồi niềm tin thị trường. Nếu không có những doanh nghiệp thực sự chuyên nghiệp thì sẽ không có những khu đô thị, dự án được triển khai một cách bài bản, đồng bộ”, ông Lê Hoàng Châu nói. 

Thực tế đã cho thấy, hàng loạt các dự án sau M&A đều được triển khai rất tốt. Điển hình như Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội), sau khi được TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển, dự án đã được triển khai với tốc độ rất nhanh và bài bản, tạo ra cơn sốt thanh khoản với khoảng 3.000 giao dịch chỉ sau 1 năm mở bán. Hay như dự án Goldsilk (Hà Đông, Hà Nội) cũng của doanh nghiệp này quản lý và phát triển, 700 căn hộ cao cấp và khu nhà ở thấp tầng đã được xây dựng khá nhanh và đang bước vào giai đoạn hoàn thiện mặt ngoài. 

Đại diện TNR Holdings Việt Nam cho hay, nếu trước đây, nhiều doanh nghiệp thâu tóm dự án cho mục đích “găm” quỹ đất thì hiện nay, việc săn quỹ đất chủ yếu là nhằm mục tiêu phát triển dự án khá rõ ràng. Các chủ đầu tư sau khi mua lại dự án thương nhanh chóng triển khai để đưa sản phẩm tới tận tay người mua.

“Do đó, hiện cả 2 dự án Goldmark City và Goldsilk của TNR Holdings Việt Nam đều đang bước vào giai đoạn nước rút, nhanh chóng hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng. Đặc biệt, đối với những dự án sắp chuẩn bị bàn giao như GoldSilk thì việc đặt quyền lợi của khách hàng cũng như những cư dân tương lai qua các tiện ích nội khu, cảnh quan, tiện ích công cộng đẳng cấp đó luôn là mục tiêu cao nhất của chúng tôi”, vị đại diện TNR Holdings Việt Nam nói. 

Như vậy, có thể thấy, trong cuộc đua M&A, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và chiến lược phát triển bền vững như TNR Holdings Việt Nam, Keppel Land hay Vingroup…đang là những “ông lớn” làm chủ cuộc chơi. Do đó, điều mà các cuộc chơi M&A thời gian qua đã làm được không chỉ là mang lại sự phát triển của thị trường BĐS mà còn làm gia tăng lợi ích giữa các bên, doanh nghiệp bán đi, bản thân doanh nghiệp mua lại và cả những khách hàng có nhu cầu mua nhà ở hoặc đầu tư, tất cả đều được lợi từ cuộc chơi này.    

Đọc thêm