Tín dụng chính sách gieo mầm xanh no ấm trên vùng cao Yên Lập

(PLO) - Yên Lập là huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ với 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Đời sống của người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất manh mún và thiếu vốn. 
Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, người dân trên địa bàn huyện thực hiện nộp gốc đúng kỳ hạn. Cùng với hoạt động thu lãi, gốc và giải ngân vốn vay, NHCSXH còn tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm của người nhân ngay tại Điểm giao dịch xã
Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, người dân trên địa bàn huyện thực hiện nộp gốc đúng kỳ hạn. Cùng với hoạt động thu lãi, gốc và giải ngân vốn vay, NHCSXH còn tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm của người nhân ngay tại Điểm giao dịch xã

Bởi vậy, sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư cho con cái học hành… Nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, chất lượng cuộc sống của người dân dần được nâng lên. 

Vợ chồng chị Đinh Thị Thủy, Hà Minh Hậu ở thôn Múc, xã Thượng Long vay 30 triệu đồng vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn năm 2013 đầu tư nuôi lợn nái và mở cửa hàng tạp hóa. Chỉ với số vốn nhỏ ban đầu nhưng đến giờ, kinh tế gia đình chị Thủy đã khá lên trông thấy, tổng thu nhập của gia đình hàng năm khoảng hơn 100 triệu đồng
Vợ chồng chị Đinh Thị Thủy, Hà Minh Hậu ở thôn Múc, xã Thượng Long vay 30 triệu đồng vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn năm 2013 đầu tư nuôi lợn nái và mở cửa hàng tạp hóa. Chỉ với số vốn nhỏ ban đầu nhưng đến giờ, kinh tế gia đình chị Thủy đã khá lên trông thấy, tổng thu nhập của gia đình hàng năm khoảng hơn 100 triệu đồng

Để người dân tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện Yên Lập đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội thành lập và duy trì hoạt động giao dịch tại 16/16 Điểm giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc giải ngân, thu nợ, thu lãi và nhận tiền gửi tiết kiệm.

Năm 2009, gia đình anh Ngọc Văn Tỵ, thôn Đình, xã Thượng Long được NHCSXH cho vay 20 triệu đồng đầu tư nuôi gà và mua máy xay xát phục vụ chăn nuôi trong gia đình. Công việc xay xát và chăm sóc đàn gà thuận lợi, cho thu nhập ổn định đã giúp gia đình có điều kiện hoàn vốn cho ngân hàng. Năm 2016, gia đình anh Tỵ tiếp tục được vay 40 triệu đồng vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để mở rộng nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn và mua máy ấp trứng. Hiện gia đình anh Tỵ có 200 con gà ri, 500 con gà đẻ và 23 con lợn bột. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình cũng thu được 150 triệu đồng
Năm 2009, gia đình anh Ngọc Văn Tỵ, thôn Đình, xã Thượng Long được NHCSXH cho vay 20 triệu đồng đầu tư nuôi gà và mua máy xay xát phục vụ chăn nuôi trong gia đình. Công việc xay xát và chăm sóc đàn gà thuận lợi, cho thu nhập ổn định đã giúp gia đình có điều kiện hoàn vốn cho ngân hàng. Năm 2016, gia đình anh Tỵ tiếp tục được vay 40 triệu đồng vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để mở rộng nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn và mua máy ấp trứng. Hiện gia đình anh Tỵ có 200 con gà ri, 500 con gà đẻ và 23 con lợn bột. Mỗi năm,  trừ chi phí, gia đình cũng thu được 150 triệu đồng

Cùng với đó, phối hợp với các tổ chức hội kiểm tra, giám sát việc bình xét cho vay đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng và đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo đúng mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra.

Chăn nuôi gà thịt hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại ở Yên Lập. Xuất phát từ thực tế đó, gia đình anh Đinh Hoài Ân ở khu Tân Bưởi, xã Đồng Thịnh quyết định sử dụng toàn bộ vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi gà thịt cho hiệu quả kinh tế cao
Chăn nuôi gà thịt hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại ở Yên Lập. Xuất phát từ thực tế đó, gia đình anh Đinh Hoài Ân ở khu Tân Bưởi, xã Đồng Thịnh quyết định sử dụng toàn bộ vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi gà thịt cho hiệu quả kinh tế cao

Đến nay, tổng dư nợ từ 12 chương trình tín dụng ưu đãi gần 341 tỷ đồng; tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo qua Tổ tiết kiệm và vay vốn gần 10,2 tỷ đồng; tiền gửi tiết kiệm từ dân cư gần 3 tỷ đồng. Tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 30,57% năm 2013 xuống còn 21,6% năm 2016 (theo chuẩn nghèo đa chiều), bình quân thu nhập đạt 19 triệu đồng/người/năm.

Hộ chị Hà Thị Mức, người dân tộc Mường được vay 45 triệu đồng chương trình hộ nghèo để nuôi trâu sinh sản. Theo chị Mức, sau khi trâu sinh nghé, gia đình sẽ xuất bán nghé để hoàn trả dần vốn ngân hàng, đồng thời vẫn có trâu để tiếp tục chăn nuôi
Hộ chị Hà Thị Mức, người dân tộc Mường được vay 45 triệu đồng chương trình hộ nghèo để nuôi trâu sinh sản. Theo chị Mức, sau khi trâu sinh nghé, gia đình sẽ xuất bán nghé để hoàn trả dần vốn ngân hàng, đồng thời vẫn có trâu để tiếp tục chăn nuôi

Đọc thêm