Cà Mau tạo đột phá nâng cao sức cạnh tranh về du lịch của thỏi nam châm "đất Mũi"

(PLVN) - Du lịch Cà Mau đã khẳng định tạo đột phá lan tỏa rộng và thu hút sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài nước từ những giải pháp phát triển du lịch thông qua khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế mang tính đặc thù đa dạng, hấp dẫn của địa phương.

Hệ sinh thái tự nhiên là thương hiệu đặc trưng của Cà Mau cần được khai thác để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo.
Hệ sinh thái tự nhiên là thương hiệu đặc trưng của Cà Mau cần được khai thác để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo.

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân, tiềm năng du lịch ở Cà Mau là vô cùng to lớn, nhưng chưa được tận dụng và khai thác có hiệu quả. Đặc biệt, với tầm quan trọng của vị trí địa lý tác động đến chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân đã khẳng định: "Cụm từ “Đất Mũi” như là nam châm kéo du khách tìm về khi đến với miền Nam, trong đó có tỉnh Cà Mau".

Mặc dù Cà Mau có nhiều lợi thế từ vị trí địa lý, văn hóa, tâm linh, truyền thống lịch sử, thiên nhiên, ẩm thực...nhưng du khách đến Cà Mau chưa mang tính “chuyên sâu”, chỉ lướt qua, vì thực tế còn nhiều hạn chế về sản phẩm du lịch, và chưa có tính kết nối giữa các điểm du lịch tại địa phương. “Đến Cà Mau vào thời điểm nào, sự kiện gì..., thật sự chưa nổi bật để du khách tiếp cận, khám phá" - ông Lê Quân trăn trở.

Chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong phát triển du lịch của Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng: Sự phối hợp giữa các đơn vị, cấp chính quyền chưa thật sự gắn kết. "Đđây là cái yếu nhất cần nhìn nhận thực tế để có giải pháp khắt phục, kết nối chặt chẽ hơn, cụ thể hơn trong thời gian tới, tạo ra giá trị sản phẩm du lịch mang tính đặc thù đa dạng và hấp dẫn" - ông Sử đề nghị.

Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt tiếp giáp biển cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển nên nguồn thủy hải sản vô cùng đa dạng và phong phú và cũng là môi trường lý tưởng, thuận lơi cho con cua phát triển (Biểu tượng con cua có kích thước khổng lồ - một đặc sản của Cà Mau).
 Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt tiếp giáp biển cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển nên nguồn thủy hải sản vô cùng đa dạng và phong phú và cũng là môi trường lý tưởng, thuận lơi cho con cua phát triển (Biểu tượng con cua có kích thước khổng lồ - một đặc sản của Cà Mau).

Để Du lịch Cà Mau khẳng định tạo đột phá lan tỏa rộng, UBND tỉnh đã đề ra chủ trương, xúc tiến nhanh việc hình thành Chương trình “Cà Mau - điểm đến 2021” nhằm phát đi thông điệp để truyền thông, quảng bá thương hiệu về Cà Mau, tạo cảm hứng để du khách tìm về Cà Mau khám phá, trải nghiệm.

Cùng với đó, các địa phương cần tiến hành nhanh việc “mỗi huyện, thành phố một sự kiện” nhằm kết nối, tạo thương hiệu, sản phẩm thúc đẩy phát triển du lịch. Tổ chức “Không gian Văn hóa - Nghệ thuật” vào tối thứ 6 và tối thứ 7 tại TP Cà Mau, không chỉ thu hút, phát triển du lịch, mà qua đó tạo sân chơi, giao lưu, phát hiện tài năng sân khấu cho người dân địa phương.

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng gợi ý các địa phương, đơn vị tổ chức các sự kiện nhằm tạo nên thương hiệu, điểm đến cho du hách, như tới đây Vườn quốc gia U Minh hạ tổ chức Lễ hội thu hoạch cá đồng; tháng 3 - 4 thì huyện Trần Văn Thời tổ chức Lễ hội Nghinh Ông; tháng 5 - 6 thì có Lễ hội thu hoạch mật ong.

Về Lễ hội lịch sử cách mạng, tháng 9 tại huyện Ngọc Hiển có hành trình Đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển; Lễ thượng cờ thống nhất non sông: Cà Mau - Hà Nội - Quảng Trị, năm thứ 2 là thượng Cờ Cà Mau - Hà Giang - Huế, năm thứ 3 thì Cà Mau - Phú Yên - Quảng Ninh. Duy trì Lễ hội Cua vào tháng 8 hằng năm.

Tại Thới Bình thì nên có tour du lịch Bên dòng Sông Trẹm gắn với mối tình Triệu Vỹ - Mỹ Lan vốn đã nổi tiếng thông qua tiểu thuyết cùng tên, gắn kết với đó là các câu chuyện kể của Bác Ba Phi. Đồng thời, xem xét tổ chức các giải Giải marathon vượt rừng (U Minh hạ hay Mũi Cà Mau). Trước mắt, cần sớm tổ chức Giải đua võ, ca nô theo hình thức Game show tại huyện Ngọc Hiển.

Khu du lịch Mũi Cà Mau ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm.
 Khu du lịch Mũi Cà Mau ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm.

Đặc biệt, Cà Mau xác định có ba tuyến du lịch chính gồm: Cà Mau - Vườn Quốc gia U Minh hạ - Hòn Đá Bạc; Cà Mau - Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm; Cà Mau - Khu du lịch Mũi Cà Mau. Riêng tuyến du lịch Cà Mau - Khu du lịch Mũi Cà Mau được xác định là tuyến trọng điểm của tỉnh, hiện nay đã và đang khai thác phát triển các tuyến du lịch tham quan xuyên rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (tuyến nội bộ), nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù, từng bước phát triển thương hiệu du lịch Cà Mau có sức cạnh tranh so với khu vực và cả nước.

Hiện nay, Cà Mau có 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; 83 cơ sở lưu trú du lịch với 2.656 phòng (trong đó: 21 cơ sở được thẩm định xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 1.090 phòng và 36 cơ sở được công nhận đủ điều kiện phục vụ khách du lịch với 750 phòng); 19 khu, điểm du lịch (trong đó: có 14 điểm du lịch cộng đồng, điểm tham quan du lịch Khu di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc đang tạm dừng hoạt động phục vụ cho công tác thi công mở rộng). 

Đọc thêm