Dịch tả heo Châu Phi vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

(PLVN) - Sáng 8/7, Chi cục chăn nuôi thú y tổ chức Hội thảo khoa học “Đặc điểm dịch tễ học và các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại do bệnh Dịch tả heo Châu Phi tại TP Cần Thơ". Đây là chuyên đề mang tính ý nghĩa và cấp thiết trong tình hình dịch bệnh hoành hành hiện nay.

 

Dịch tả heo Châu Phi xuất hiện từ tháng 5/2019 và lan rộng trên 63 tỉnh thành. Điều này đã gây hậu quả về kinh tế hết sức nặng nề. Ở Cần Thơ, tỷ lệ cao nhất bùng phát dịch ở 2 huyện Cái Răng và Phong Điền. Đây là hai địa phương có số lượng chăn nuôi khá lớn.

Tuy nhiên, công tác chuồng trại chưa được đầu tư, phần lớn được xây dựng gần nhau và tận dụng khoản đất gần nhà nên tỷ lệ phát bệnh và lây bệnh cao. Theo khảo sát, chuồng trại cách nhà người dân dưới 100m, tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3,25 lần.

Ban chủ nhiệm đề tài báo cáo tình hình dịch tả heo Châu Phi tại Cần Thơ.
 Ban chủ nhiệm đề tài báo cáo tình hình dịch tả heo Châu Phi tại Cần Thơ.

Quy trình vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ không được áp dụng triệt để. Nguồn thức ăn kém chất lượng, đa phần được tận dụng từ thức ăn thừa của gia đình hoặc các quán ăn. Một nguyên nhân nữa là do côn trùng trung gian truyền bệnh đặc biệt là ruồi và muỗi.

Qua đó, các giải pháp kiểm soát, giảm thiệt hại do bệnh ASF tại TP được đề ra. Các cơ sở chăn nuôi phải được xây dựng cách xa đường giao thông, các cơ sở giết mổ, chợ và các cơ sở buôn bán, chế biến sản phẩm động vật.

Tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, phun thuốc sát trùng cho toàn trại định kỳ 1 – 2 lần/tuần theo khuyến nghị của cơ quan thú y. Kiểm soát các yếu tố trung gian truyền bệnh bằng cách xây tường bao quanh và lắp đặt lưới che xung quanh khu chuồng nuôi.

Đại diện trạm thú y huyện Ô Môn đóng góp để hoàn thiện đề tài.
 Đại diện trạm thú y huyện Ô Môn đóng góp để hoàn thiện đề tài.

Bố trí xây dựng các hố sát trùng, vệ sinh và thay nước thường xuyên để đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ và giảm thiểu tối đa nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh. Dự án phải xây dựng được chi phí phù hợp để áp dụng rộng rãi vào các hộ chăn nuôi, đảm bảo nhiệm vụ kép là vừa phòng chống dịch bệnh và lợi nhuận cho người dân. 

Đọc thêm