Những lỗ lực cuối cùng trước giờ thông xe cầu Bạch Đằng

(PLO) - Với tinh thần khẩn trương, hàng trăm công nhân đang gấp rút hoàn tất những khâu cuối cùng của dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến để chuẩn bị đưa công trình tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng chính thức thông xe và đi vào hoạt động từ 13h ngày 1/9 tới đây.
Những lỗ lực cuối cùng trước giờ thông xe cầu Bạch Đằng

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng chính thức thông xe, đưa vào hoạt động từ 13h ngày 1/9/2018, trước đó, lễ khánh thành sẽ diễn ra vào buổi sáng cùng ngày.

Cũng theo tỉnh Quảng Ninh, do còn một số hạng mục phụ trợ cần phải tiếp tục hoàn thiện nên phương án tốc độ xe khai thác ban đầu trên toàn tuyến sẽ là 80km/h, các phương tiện được phép lưu thông trên tuyến là xe con và xe khách. Tốc độ cho phép sẽ đưa trở lại tốc độ thiết kế là 100km/h sau khi có biên bản nghiệm thu hoàn thành.

Công nhân đang gấp rút hoàn tất những khâu cuối cùng của dự án cầu Bạch Đằng
Công nhân đang gấp rút hoàn tất những khâu cuối cùng của dự án cầu Bạch Đằng

Cầu Bạch Đằng được khởi công xây dựng ngày 25/1/2015, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư theo hình thức BOT với tổng số vốn lên tới hơn 7.000 tỷ đồng. Với điểm đầu là phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP. Hải Phòng và điểm cuối là xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, cầu có tổng chiều dài 5,4 km gồm cả đường dẫn, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h.

Cầu Bạch Đằng có tổng chiều dài 5,4 km gồm cả đường dẫn, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h
Cầu Bạch Đằng có tổng chiều dài 5,4 km gồm cả đường dẫn, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h

Trong đó, cầu chính Bạch Đằng dài 700m, được bố trí 3 trụ tháp, thiết kế theo hình 3 chữ “H” mang ý nghĩa lớn, thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 3 trung tâm kinh tế phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Cây cầu có thiết kế dây văng hệ cáp 2 mặt phẳng, được đánh giá là nhiều nhịp lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những cây cầu có khẩu độ nhịp vượt sông lớn nhất hiện nay.

Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); liên kết chuỗi đô thị phát triển năng động; hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng Duyên hải Bắc Bộ; rút ngắn quãng đường từ TP. Hạ Long đi Hà Nội là 180km như hiện nay xuống còn 130km, thời gian đi ô tô giảm từ 3,5 tiếng đồng hồ xuống còn 1,5 tiếng. Chiều dài quãng đường từ Hạ Long đi Hải Phòng giảm được 2/3, từ 75km xuống còn 25km.

Đọc thêm