Quảng Ninh bắt giữ 16 vụ, 33 đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”

(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2019, Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ 16 vụ với 33 đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 11 vụ 21 đối tượng, trong đó khởi tố 09 vụ 18 bị can; xử phạt hành chính 02 vụ 03 đối tượng cho vay lãi suất vượt quá quy định, thu nộp ngân sách 30 triệu đồng; Cố ý gây thưong tích 04 vụ 07 đối tượng, trong đó khởi tố 02 vụ 05 bị can, xử lý vi phạm hành chính 02 vụ 02 đối tượng, Bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản: khởi tố 01 vụ 05 bị can.
Đối tượng Khải bị khởi tố vì cho vay nặng lãi tại cửa hàng Cầm đồ Hoàng Hưng ở Cẩm Phả
Đối tượng Khải bị khởi tố vì cho vay nặng lãi tại cửa hàng Cầm đồ Hoàng Hưng ở Cẩm Phả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Quảng Ninh, về phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt dộng "tín dụng đen", ngay từ đầu năm 2019, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch cụ thể, xác định đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm, thường xuyên, đồng thời cũng mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay; trong đó đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, các biện pháp hành chính kết hợp với nghiệp vụ trinh sát, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ quản lý đấu tranh, xử lý các đối tượng hoạt động "Tín dụng đen", các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan.

Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ chức năng, Công an các địa phưong tiến hành tổng rà soát, tăng cường quản lý, kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn các đối tượng có hành vi lợi dụng núp bóng dưới vỏ bọc kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài chính, cho vay bát họ, cho vay trả góp...

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 508 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Tập trung ở các địa bàn Hạ Long, Cấm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên.

Đối với các điểm treo biến hỗ trợ tài chính, cho vay tiền theo kiểu bốc bát họ, mua bán cho thuê xe... tại Ba Chẽ = 02 điểm, Uông Bí = 13 điểm. Riêng Hạ Long = 70 điếm trong đó 59 điếm nằm tại cơ sở cầm đồ, 11 điếm treo các loại biến khác như: karaoke, cho thuê xe, tư vấn tài chính...Thông qua công tác kiểm tra, rà soát, lực lượng Công an đã yêu cầu cơ sở cầm đồ, điểm hỗ trợ tài chính ký cam kết thực hiện tốt các quy định, đảm bảo ANTT trong hoạt động kinh doanh, chủ động phối hợp với cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng đến cẩm cố tài sản có dấu hiệu, biểu hiện vi phạm pháp luật, nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Công an các địa phương đã phát hiện, xử lý 121 cơ sở vi phạm (đã lập hồ sơ xử phạt VPHC 81 cơ sở với tổng số tiền phạt là 48.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động của 40 cơ sở không có giấy chứng nhận (GCN)  đủ điều kiện về ANTT hoặc chưa làm thủ tục cấp đổi GCN đủ điều kiện về ANTT), thu hồi 145 GCN đủ điều kiện về ANTT của 145 cơ sở ngừng hoạt động, tạm dừng hoạt động và hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện hồ sơ cấp đổi lại GCN đủ điều kiện về ANTT. 

Từ đó tạo sức răn đe, nhiều đối tượng hình sự hoạt động kinh doanh cầm đồ, cho vay tín dụng đen đã tháo biển hiệu, đóng cửa dừng hoạt động, cất giấu sổ sách, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay; không hoạt động công khai lộng hành gây dư luận xấu. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan hoạt động “tín đụng đen”; thông tin về kểt quả công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng chức năng; kịp thời phát hiện vả cung cấp thông tin về các vụ việc liên quan đến đấu tranh tội phạm trên báo chí và mạng xã hội; vận động các đoàn thể, nhân đân địa phương tố giác các đối tượng vi phạm.

Bên cạnh những thuận lợi thì công tác đấu tranh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen ” còn một số hạn chế như công tác thu thập thông tin, tài liệu về hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và kinh doanh dịch vụ cầm đồ nói riêng, chưa kịp thời, đáp ứng được yêu câu công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Việc xử lý vi phạm hành chính chưa được thông báo, trao đổi thường xuyên giữa các cơ quan dẫn đến xử lý chưa triệt để đối với một số trường hợp tái phạm. Một số ngành có chức năng quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm, vào cuộc còn thiếu chặt chẽ,  còn coi việc quản lý, xử lý vi phạm là của ngành Công an.

Các đối tượng đòi nợ thuê bị đánh tại Đông Triều
Các đối tượng đòi nợ thuê bị đánh tại Đông Triều

 Các đối tượng cầm đầu ổ nhóm hình sự hoạt động “tín dụng đen” thường lựa chọn 01 người trong nhóm có đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh nhưng đứng đằng sau quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, chỉ đạo đồng bọn gây án; gây khó khăn cho công tác củng cố chứng cứ xử lý đối với kẻ cầm đầu ổ nhóm.

Các cơ sở, cá nhân cho vay, cầm đồ không được cấp phép kinh doanh, không đảm bảo điều kiện về ANTT thường không treo biển hiệu cầm đồ, cho vay tài chính, hoạt động lưu động; hợp đồng cho vay tiền không ghi mức lãi suất mà chỉ thể hiện bằng giao kèo, hợp đồng thỏa thuận cho vay, cho mượn tiền, giấy nhận nợ, không thể hiện lãi suất, lãi suất chỉ được thỏa thuận miệng và hiểu ngầm với nhau..., dẫn đến việc phát hiện và xử lý đối với các cơ sở và cá nhân này rất phức tạp và khó khăn. Một số cơ sở cầm đồ đã che giấu tài sản bằng cách không vào số quản lý cầm đồ, đem tài sản cẩm đồ đi cất giữ ở một nơi khác ngoài địa điểm kinh doanh hoặc biến tướng các tài sản cẩm đồ thành hợp đồng mua bán, như: mua bán xe ô tô, xe máy, cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hợp thức bằng hợp đồng chuyến nhượng nhà đất có công chúng...,

Đồng thời, trong thời gian qua, do hoạt động truy quét mạnh của lực lượng Công an nên các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” đã thay đổi phương thức thủ đoạn như cho vay với lãi suất thấp hơn mức lãi suất trần quy định của luật dân sự nhưng áp dụng nhiều loại phí khi cho vay để tránh bị xử lý vi phạm, hoạt động nhưng không mở cửa hàng mà chủ yếu giao dịch qua điện thoại cho vay tiền và trả lãi tại địa điếm công cộng, không cố định; cho vay lãi nhưng hợp đồng là thuê phương tiện hoặc thuê sim điện thoại; một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay Online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo, tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay để đối phó lực lượng Công an. 

Về phía người bị hại, người làm chứng, người vay tiền trong các vụ án liên quan đến các đối tượng trong ổ nhóm tội phạm hình sự hoạt động cho vay tài chính, dịch vụ cầm đồ, đòi nợ thuê gây ra thường không trình báo hoặc không hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra. Nguyên nhân do nhũng người này sợ bị trả thù, ngại phiền hà; tự giải quyết, dàn xếp với nhau về các khoản vay nợ.

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen ” trong thời gian tới, Công an tỉnh tập trung phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” đế nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về pháp luật, xây dựng các mô hình tự quản về ANTT để tự phòng tránh và tích cực tham gia tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động "tín dụng đen", tố chức tháo dỡ biển hiệu, băng rôn, tờ rơi quảng cáo cho vay "tín dụng đen" không đúng quy định.

Chủ trì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh và các địa phương thành lập các tổ công tác liên ngành do lực lượng Công an làm nòng cốt, tiến hành kiểm tra hành chính các cơ sở cầm đồ, cho vay, kinh doanh tài chính, dịch vụ đòi nợ vả các cơ sở kinh doanh khác có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, nhằm phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm, kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chúng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở vi phạm. Thường xuyên thực hiện công tác kiếm tra cư trú tại địa bàn cơ sở, nhất là đối với số nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 

Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, gắn với đấu tranh, triệt xóa các đường dây đánh bạc, tố chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức huy động vốn, tham gia hụi, họ, triệt phá các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí quân dụng, núp bóng doanh nghiệp để hoạt động. 

Tăng cường phát hiện dấu hiệu tiêu cực và các hành vi bao che, tạo điều kiện cho tội phạm “tín dụng đen” hoạt động để xử lý nghiêm theo quy định. Kiến nghị các ngành chức năng bổ sung thêm ngành nghề đầu tư kinh doanh cho vay trả góp theo hình thức tín chấp, hỗ trợ tài chính vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, có quy định pháp lý cụ thể, chặt chẽ hơn đối với hoạt động này để quản lý được tốt hơn.

Đọc thêm