Vĩnh Phúc tìm cách phát triển các khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục quy hoạch 19 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 5.480 ha. Đến nay đã có 14 khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích quy hoạch gần 2.800 ha. 

Ngày 1/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành cùng các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, nghe Ban Quản lý các khu công nghiệp (BQLKCN) tỉnh báo cáo tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, giải pháp tháo gỡ, khắc phục và kế hoạch triển khai các KCN; trình bày dự thảo đề án về tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục quy hoạch 19 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 5.480 ha. Đến nay đã có 14 khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích quy hoạch gần 2.800 ha. 

Tuy nhiên, hiện nay, tại một số KCN đã triển khai, diện tích đất cho doanh nghiệp (DN) thứ cấp thuê còn hạn chế, nhiều nhà đầu tư không thuê được đất do thiếu mặt bằng. Việc triển khai các KCN trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Nguyên nhân do công tác chỉ đạo, vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh chưa thực sự quyết liệt; còn thiếu cơ chế, chính sách đặc thù cho công tác bồi thường, GPMB. Đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng đến chân hàng rào KCN chưa được chú trọng...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành phát biểu tại buổi làm việc với BQLKCN.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành phát biểu tại buổi làm việc với BQLKCN.

Tại hội nghị, các ý kiến của đại biểu tập trung chỉ rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc triển khai các KCN của tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch, GPMB tại các địa phương; chậm chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh.

Các đại biểu cũng cho rằng, để việc triển khai đầu tư, mở rộng các KCN trong thời gian tới cần xác định rõ những yếu tố thuận lợi, khả thi, có thể triển khai nhanh cũng như đánh giá chính xác năng lực của chủ đầu tư. Cần lưu ý việc cho phép các DN trong KCN khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên đất...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành đề nghị lãnh đạo BQLKCN tỉnh rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và nêu cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của ngành trong việc quản lý, phát triển các KCN. Đặc biệt tăng cường hiệu quả phối hợp với các sở, ngành liên quan nhằm nâng cao chất lượng phục vụ DN trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính. Xây dựng lộ trình cụ thể cho năm 2021, giai đoạn 2021-2025 cũng như lộ trình phát triển cho từng KCN.

Đọc thêm