Xe máy+Mũ bảo hiểm = Nét mới giao thông Việt Nam

(AutoNet) - Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc để hiểu thêm về cách nhìn của những người nước ngoài trước sự kiện này.

Bài viết này vừa xuất hiện trên trang web Earthtime.org của Anh , nói về những thay đổi trên các con phố Việt Nam khi quy định về bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm có hiệu lực. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc để hiểu thêm về cách nhìn của những người nước ngoài trước sự kiện này.

Quy định mới về việc bắt buộc những người đi xe máy ở Việt Nam phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường đã có hiệu lực từ ngày 15/12/2007.

000023.jpg

 

Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu của 65% dân Việt Nam . Nhưng trước đây, rất ít người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này khi có mặt trên những con phố của Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ Sáu, 14/12/2007.

 

Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi từ sáng thứ Bảy, 15/12/2007.

 

000011.jpg

 

“Hôm nay, tôi đã nhìn thấy vài người để đầu trần đi xe máy, và tôi chứng kiến cảnh sát đã phạt 4-5 người như vậy. Tuy nhiên số người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trong ngày hôm nay là rất ít”, Đặng Văn Bình, một tài xế xe ôm, cho biết.

 

 Mức phạt mà cảnh sát áp dụng đối với những người không đội mũ bảo hiểm là 150.000đ, nhiều hơn vài lần so với giá của một chiếc mũ bảo hiểm giá rẻ.

 

Nguyễn Ngọc Hiếu, một Cảnh sát Giao thông tại chốt đầu cầu Long Biên cho biết: “Theo Nghị quyết 32 của Chính phủ, từ 15/12/2007, mọi người đi xe máy trên mọi tuyến đường đều phải đội mũ bảo hiểm, kể cả người ngồi sau xe và trẻ em”. Hiếu nói thêm hôm nay lực lượng Cảnh sát Giao thông Hà Nội được tăng gấp đôi quân số (khoảng 1.0000 người trên toàn thành phố). “Lực lượng như vậy vẫn còn mỏng và phải trải ra trên diện rộng, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ là nhắc nhở người dân chấp hành luật”, Hiếu nói.

000017.jpg

 

Theo các con số thống kê của Bộ Giao thông-Vận tải, khoảng 12.000 người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông trong 11 tháng qua. Trong đó, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy chiếm tới 75%.

 

Vào ngày thứ Sáu, các con phố Hà Nội tràn ngập mũ bảo hiểm giá rẻ, khoảng 5$/chiếc. Theo các thông tin từ báo chí trong nước hồi đầu tuần, có tới 70% số mũ bảo hiểm trên thị trường không đạt các tiêu chuẩn về an toàn qua những cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, các cửa hàng bán mũ bảo hiểm vẫn đông nghẹt người mua hàng. Nguyễn Nga Thảo, một người bán hàng cho biết hôm nay cô đã bán được 2.000 mũ bảo hiểm các loại, gấp 10 lần so với ngày thường. Cô nói rằng quy định mới đã thay đổi công việc kinh doanh của cô theo hướng tích cực. “Giờ đây mọi người thích những chiếc mũ nhẹ và thời trang với nhiều màu sắc bắt mắt”, Thảo cho biết. Cửa hàng của cô bán nhiều mũ màu hồng hoặc có dán hoa trang trí. Nhiều chiếc mũ khác được in hình giống mặt gấu trúc hoặc những con mắt lớn... Thảo nói rằng mũ bảo hiểm thời trang đang bán chạy bởi số đông người mua là phụ nữ. Họ muốn có một chiếc mũ đẹp trước ngày luật mới có hiệu lực.

000007.jpg

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người Việt Nam không thích đội mũ bảo hiểm. Họ gọi nó là “nồi cơm điện”. Nguyễn Thị Bảo, chủ một tiệm cà phê, kể rằng cô đã mua một chiếc mũ bảo hiểm màu xanh, hợp với màu xe của cô, từ tháng Ba. “Tôi mới đội nó đúng một lần kể từ đó đến nay. Tuy nhiên, nếu từ ngày mai, quy định là bắt buộc, tôi sẽ lại lấy mũ ra đội”.

 

Sáng thứ Bảy, mũ bảo hiểm lổn nhổn đầy đường phố, trên đầu những người đi xe máy. Lệ Hương, 25 tuổi và bạn của cô, Nguyễn Thị Thu Hồng, 27 tuổi, vẫn chưa thật quen với sự thay đổi này. Cả hai đèo nhau trên một chiếc xe máy, đang mua hoa từ một cửa hàng trên hè phố Hà Nội. Hương nói đây là lần đầu tiên cô đội mũ bảo hiểm “Chúng tôi vẫn thấy nó kỳ cục thế nào ấy. Sẽ chẳng thay đổi gì được đâu, chúng tôi chỉ đội vì luật bắt buộc thế”. Thu Hồng nói chen vào: “Nhưng đây là quy định của chính phủ, chúng tôi là người dân nước Việt, chúng tôi làm theo. Chúng tôi là người Việt Nam , chúng tôi yêu nước và chúng tôi đội mũ bảo hiểm”.

  • Minh Khôi

Đọc thêm