Tối thiểu 30 tỷ đồng mới được hoạt động thông tin tín dụng

Kể từ ngày 15/4/2010, Nghị định về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) có hiệu lực thi hành, quy định hóa mục tiêu chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng, đặc biệt là hỗ trợ khách vay tiếp cận được nguồn vốn tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Kể từ ngày 15/4/2010, Nghị định về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) có hiệu lực thi hành, quy định hóa mục tiêu chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng, đặc biệt là hỗ trợ khách vay tiếp cận được nguồn vốn tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

 Hoạt động TTTD nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng

 Hoạt động TTTD nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Các công ty TTTD, tổ chức cấp tín dụng, khách hàng vay... sẽ là những đối tượng chủ yếu trong hoạt động TTTD. Riêng hoạt động TTTD của Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Công ty TTTD được phép ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân về thu thập và cung cấp TTTD; được trao đổi thông tin tín dụng với các Công ty có cùng lĩnh vực hoạt động; được thu tiền dịch vụ cung cấp các sản phẩm TTTD.

Cấp phép nếu đủ 30 tỷ đồng vốn điều lệ

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động TTTD được cấp cho tổ chức có đủ cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng; có tối thiểu 20 Ngân hàng Thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết với Công ty TTTD khác. Bên cạnh đó, tổ chức còn phải có văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty TTTD với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động TTTD nói trên trong vòng 30 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho Công ty TTTD và phải nêu rõ lý do.

Công ty TTTD sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận khi không đủ điều kiện đảm bảo hoạt động; có hành vi thu thập, làm sai lệch, sử dụng trái phép, lợi dụng các thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cũng như ảnh hưởng đến hoạt động hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

Trong thời gian quá 24 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận nhưng không thực hiện hoạt động TTTD thì cũng bị thu hồi Giấy chứng nhận.

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi vĩnh viễn Giấy chứng nhận thì Công ty TTTD đó phải chấm dứt hoạt động và tiến hành làm thủ tục giải thể trong vòng 6 tháng.

Thông tin khách hàng lưu giữ tối thiểu 5 năm

Kể từ ngày 15/4/2010, trong hoạt động TTTD, tổ chức cấp tín dụng chỉ được phép cung cấp cho Công ty TTTD những thông tin cơ bản nhất, gồm: thông tin định danh của khách hàng vay và những người có quan hệ với khách hàng vay;  lịch sử cấp tín dụng, thuê tài sản, mua hàng trả góp...; lịch sử trả nợ, số tiền đến hạn hoặc chưa đến hạn và thông tin về đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay...

TTTD của khách hàng vay trong 5 năm gần nhất được Công ty TTTD sử dụng để tạo lập sản phẩm TTTD. Những thông tin này được lưu giữ tối thiểu trong vòng 5 năm kể từ ngày công ty tiếp nhận được.

Khách hàng được cung cấp miễn phí tối thiểu 1 lần/năm về TTTD của bản thân, nếu phát hiện có sai sót thì có quyền yêu cầu Công ty TTTD điều chỉnh nội dung. Tuy nhiên, khách hàng không được lợi dụng quyền khiếu nại khi phát hiện TTTD của mình có sai sót để khiếu nại sai sự thật, gây tổn hại cho tổ chức cấp tín dụng và Công ty TTTD.

Nghị định cũng nêu rõ trong vòng 12 tháng kể từ ngày 15/4/2010, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TTTD đang hoạt động phải tiến hành hoàn thiện các điều kiện hoạt động để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động TTTD như trên đã nêu. Quá thời hạn này, các doanh nghiệp chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phải chấm dứt hoạt động TTTD và chuyển đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Nguồn: Chinhphu.vn

Đọc thêm