Đây là hoạt động trải nghiệm khá thú vị, hoạt động này thể hiện rõ nét chủ đề của sự kiện “Hương rừng U Minh” năm 2022, đó là “Hành trình đến du lịch xanh”.
Tham gia hoạt động đi bộ xuyên rừng lần này có khoảng 200 người, sẽ đi 20km trong rừng U Minh Hạ và kết thúc trong ngày. Đây được xem là hoạt động thể thao góp phần giúp những người có niềm đam mê khám phá thiên nhiên đăng ký tham gia để có thể trải nghiệm được không khí mát mẻ, trong lành, rèn luyện sức khỏe và thấy được những nét đặc trưng của rừng tràm U Minh Hạ.
Đa phần những người tham gia hoạt động đi bộ xuyên rừng lần này là những vận động viên không chuyên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Trong số này, có không ít khách du lịch lần đầu tiên trải nghiệm sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên họ cảm thấy rất hào hứng và rất muốn tỉnh duy trì hoạt động này trong thời gian tới.
|
Vận động viên không chuyên trải nghiệm hoạt hoạt động đi bộ xuyên rừng U Minh hạ. |
Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận trước đó. Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm được hình thành từ rất lâu, với đặt trưng rừng ngập nước, phèn cao và có đất than bùn. Khu rừng có diện tích hơn 8.500ha và khoảng 25.000ha vùng đệm, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài được ghi danh trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Đây vừa là khu bảo tồn hệ sinh thái, vừa là điều kiện thiên niên lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, với trải nghiệm đi bộ mang lại nhiều cảm giác mới lạ, đầy thú vị.
Ông Nguyễn Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết: “Hoạt động đi bộ xuyên rừng lần này cũng nhằm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, gắn kết việc trải nghiệm hệ sinh thái với rèn luyện sức khỏe cho khách tham quan du lịch khi đến với Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Thông qua đây, còn là kênh thông tin, quảng bá hình ảnh du lịch xanh của Cà Mau, với những tiềm năm và lợi thế đến với du khách trong và ngoài nước”.
Hội thi chim chào mào hót - Đấu trường 40
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), Hội sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức Hội thi chim chào mào hót đầu năm 2022.
Theo Ban tổ chức, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân, những người yêu thích và đam mê chim cảnh trong và ngoài tỉnh có dịp gặp gở, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc và huấn luyện chim cảnh góp phần bảo vệ môi trường.
|
Chú chim chào mào xuất sắc nhất (số 129) của nghệ nhân đến từ các tỉnh Cần Thơ. |
Tại Hội thi lần này, 40 chú chim của các nghệ nhân đến từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ… được chấm thi theo tiêu chí dáng bộ và thái độ thi đấu. Chú chim đạt giải phải là chú chim xuất sắc nhất, đẹp nhất, thái độ thi đấu hay nhất, hoàn chỉnh nhất.
Cụ thể, tại vòng 1 đến vòng 3 với thời gian 3 – 5 phút, ở các vòng đấu này tổ trọng tài sẽ loại các chú chim thật sự không chơi xù long; cụp màu; rụt cổ. Các chú chim có lỗi tắm khô, phơi nắng, xĩa phâu câu (móc bô) nhiều lần thì tổ trọng tài sẽ loại trực tiếp chim đó.
Từ vòng 4 đến vòng đấu trước khi vào top được chấm thi chú trọng về thái độ thi đấu của các chú chim trên sào. Vòng top 20 được chia làm 3 lượt đấu (lượt thứ nhất và thứ hai mỗi lượt loại 4 chú chim có thái độ thi đấu yếu nhất; sau đó lượt thứ 3 sẽ tiếp tục loại 2 chú chim còn lại để bước vào vòng chọn lựa top 10).
Vòng top 10 sẽ tiến hành trùm lồng và bốc thăm lấy số thứ tự ngẫu nhiên. Vòng đấu này được chia làm 3 lượt đấu, mỗi lượt loại 2 chú chim có thái độ thi đấu yếu nhất để tìm chú chim hót hay vào vòng chung kết xếp hạng Nhất, Nhì và đồng hạng Ba.
|
Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Tạ Hoàng Hiện trao giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Bá Quyền đến từ TP. Cần Thơ. |
Nghệ nhân Trịnh Văn Hòa (câu lạc bộ đồng đội của tỉnh Cà Mau) cho biết: “Tiêu chí chọn những chú chim thi đấu được trên sào thì các nghệ nhân phải bỏ công sức rèn luyện khoảng hơn 1 năm để các chú chim quen lồng, quen thức ăn. Đồng thời, Hội thi lần này là dịp để các nghệ nhân, những người yêu thích chim cảnh có sân chơi bổ ích, thân thiện để các anh em gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim. Tôi cũng mong muốn Hội sinh vật cảnh tạo nhiều sân chơi như thế này để các anh em nghệ nhân có dịp cọ sát và thi đấu”.
Qua nhiều vòng thi tranh tài sôi nổi, Ban giám khảo đã trao một giải Nhất, một giải Nhì, hai giải Ba và các giải tóp 10, tóp 20 cho các chú chim.