Trăn trở trước giai đoạn 2 hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg (Chương trình 167) đã hoàn thành giai đoạn 1 sớm hơn kế hoạch, được đánh giá là đạt được những thành công đáng kể trong việc tạo lập nhà ở kiên cố cho hộ nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn những trăn trở để Chương trình đạt được nhiều thành công hơn.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg (Chương trình 167) đã hoàn thành giai đoạn 1 sớm hơn kế hoạch, được đánh giá là đạt được những thành công đáng kể trong việc tạo lập nhà ở kiên cố cho hộ nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn những trăn trở để Chương trình đạt được nhiều thành công hơn. 
Bàn giao nhà ở thuộc Chương trình 167 tại ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, Cà Mau
Bàn giao nhà ở thuộc Chương trình 167 tại ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, Cà Mau
Tăng mức hỗ trợ và cho vay
Tại thời điểm năm 2008, giá thành căn nhà diện tích 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên khoảng 23 – 24 triệu đồng, trong đó chi phí vật liệu chính khoảng 15 – 16 triệu đồng, chi phí vật liệu phụ và nhân công khoảng 8 triệu đồng.
Theo quy định tại Quyết định 167/2008/QĐ-TTg thì Ngân sách Nhà nước hỗ trợ với mức 7,2 triệu đồng/hộ (riêng đối với những hộ cư trú tại vùng khó khăn theo quyết định 30/2007/QĐ-TTg thì Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 8,4 triệu đồng/hộ), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay 8 triệu đồng/hộ. Phần còn lại do gia đình tham gia đóng góp và sự giúp đỡ, ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
Tại thời điểm hiện nay, theo tính toán của Bộ Xây dựng – cơ quan thường trực Chương trình 167, giá thành căn nhà có diện tích và chất lượng như trên khoảng 36 – 37 triệu đồng, trong đó chi phí vật liệu chính khoảng 24 – 25 triệu đồng, chi phí vật liệu phụ và nhân công khoảng 12 triệu đồng.
Như vậy, nếu áp dụng cơ chế huy động vốn là Ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 1/3, vay vốn ưu đãi từ NHCSXH 1/3, người dân đóng góp và ủng hộ của cộng đồng khoảng 1/3 so với giá thành căn nhà thì dự kiến mức họ trợ, mức vay ưu đãi cũng như mức đóng góp và huy động từ cộng đồng cũng phải tăng lên.
Theo đó, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ (đối với những hộ thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 30, hỗ trợ 14 triệu; hộ cư trú tại vùng đặc biệt khó khăn: hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ); NHCSXH cho vay ưu đãi mức tối đa 13 triệu đồng/hộ; hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng 12 triệu đồng/hộ.
Bình chọn chuẩn xác, kịp thời
Qua thực hiện thực hiện Chương trình 167 ở địa phương, NHCSXH các cấp là một đơn vị sâu sát, gần gũi với bà con nhất, và nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là một trong những động lực quan trọng để bà con nỗ lực hơn trong việc làm một ngôi nhà “3 cứng”, nhằm “an cư, lạc nghiệp”. Tuy nhiên, có một thực tế khiến cho quá trình triển khai Chương trình gặp nhiều khó khăn là NHCSXH không được chuyển vốn kịp thời trong 2 năm đầu, mặc dù ngày từ đầu năm 2010 NHCSXH đã trình Thủ tướng Chính phủ xin chuyển vốn để giải ngân, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các chi nhánh NHCSXH địa phương. Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới bị suy thoái, lãi suất huy động bị khống chế ở tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Nhà nước làm cho việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung, NHCSXH nói riêng rất khó khăn. Chính vì vậy mà NHCSXH không chủ động được nguồn vốn cho vay dẫn đến chậm tiến độ, mặc dù NHCSXH đã tìm mọi giải pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực đáp ứng kịp thời về vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của NHCSXH là năm 2009, việc bình xét, lập danh sách hộ nghèo thuộc diện  được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở tại một số địa phương rất chậm, chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, việc bình xét, lập danh sách đối tượng hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 167 ở một số tỉnh chưa theo đúng quy định (nhiều hộ cư trú tại tổ dân phố, khu phố, khóm… vẫn đưa vào danh sách hỗ trợ), làm ảnh hưởng đến kế hoạch, giải ngân của Chương trình.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam cho rằng, UBND các cấp cần chỉ đạo việc rà soát lại các đối tượng được thụ hưởng chính sách này, xét duyệt, xác nhận danh sách hộ nghèo thuộc đối tượng thụ hưởng chương trình này đúng với quy định và kịp thời để NHCSXH có cơ sở triển khai cho vay theo đúng quy định và đúng thời gian. 
“Thực tế cho thấy, ở địa phương nào công tác kiểm tra giám sát và tuyên truyền của chính quyền các cấp làm tốt thì nơi đó Chương trình 167 đạt hiệu quả cao” – đại diện Bộ Xây dựng nói. Qua công tác kiểm tra thực tế một số nơi như Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam… mà NHCSXH đã tiến hành, hoạt động của Chương trình 167 hiệu quả chưa cao chính là do chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc vay vốn làm nhà ở của hộ nghèo, hoặc là vốn tham gia của cộng đồng rất hạn chế nên chỉ tiền hỗ trợ của Nhà nước và tiền vay từ NHCSXH thì hộ không đủ kinh phí để làm nhà.
H. Thủy

Đọc thêm