Tranh cãi vì… khăn che mặt

Cơ quan thanh kiểm chất lượng giáo dục Anh Ofsted đã cho phép ít nhất ba trường học Hồi giáo ở Anh buộc các nữ sinh phải che mặt khi đến trường. Việc này đã không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức Hồi giáo chính thống...

Cơ quan thanh kiểm chất lượng giáo dục Anh Ofsted đã cho phép ít nhất ba trường học Hồi giáo ở Anh buộc các nữ sinh phải che mặt khi đến trường. Việc này đã không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức Hồi giáo chính thống...   

Tranh cãi vì… khăn che mặt ảnh 1

                Nữ sinh Hồi giáo phải che mặt khi đến trường.

Đó là ba trường tư thục dành cho các bé gái từ 11 đến 18 tuổi, con các gia đình Hồi giáo sống ở Anh: trường nữ sinh Madani ở Tower Hamlets phía Đông London, trường Jamea Al Kauthar ở Lancaster và trường nữ sinh Jameah ở Leicester.

Những trường này cũng khẳng định rằng, học phí sẽ được trả bằng tiền mặt và cảnh báo các bậc cha mẹ không được nói lại với cơ quan giáo dục địa phương.

Theo quy định mới, học sinh các trường nói trên phải mang niqab (mạng che mặt) hoặc áo burka (áo trùm kín từ đầu đến chân) khi đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

Trường nữ sinh Madini đã tuyên bố trên trang web của trường: “Đồng phục hiện nay phù hợp với Luật Trang phục Hồi giáo. Khi ra khỏi trường, học sinh phải mặc burka và niqab màu đen”. Mẫu đơn xin nhập học cũng đưa ra lời cảnh báo: các cô gái sẽ bị “trừng phạt một cách thích đáng” nếu không mặc đúng đồng phục.

Trường Jamea Al Kauthar còn quy định bắt buộc với áo jubbah đen (áo khoác dài có tay áo rộng) và dopatta (khăn choàng) và purdah (mạng che mặt). Các loại khăn quàng cổ hiện đại đặc biệt bị nghiêm cấm. Ngoài ra, trường đưa ra một loạt những thứ bị cấm khác, kể các các bức ảnh gia đình: “Học sinh không được cắt tóc và tỉa lông mày.

Nếu học sinh nào vi phạm sẽ bị đình chỉ học”. Trường nữ sinh Jemeah quy định trong sổ tay cha mẹ học sinh: "Đồng phục gồm có khăn trùm đầu và habaya (váy trùm dài) cho tất cả học sinh, và niqab cho các cô gái trung học khi ra khỏi cổng trường.”

Các quy định trên đã dấy lên sự giận dữ trong các tổ chức Hồi giáo chính thống, họ cho rằng học sinh hiện đang có nguy cơ bị “tẩy não”.

Tiến sĩ Taj Hargey, một lãnh tụ Hồi giáo và chủ tịch của tổ chức về giáo dục trẻ em Hồi giáo Muslim Educational Trust nói: "Điều này là rất đáng lo ngại và đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Nó có nghĩa là trẻ em Hồi giáo đang bị tẩy não và nghĩ rằng chúng phải cách ly và tách mình khỏi xã hội.”

Một số ý kiến chỉ trích rằng những quy định này có thể làm hỏng mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo và phi Hồi giáo. Ông Ed Husain, đồng giám đốc của Quilliam - Cơ quan nghiên cứu chủ trương chống chủ nghĩa cực đoan - nói: "Thật là vô lý khi các trường bắt thực hiện những nghi thức đã lỗi thời này – điều này thể hiện cộng đồng Hồi giáo không muốn hoà nhập vào xã hội Anh”; "Đó là một hành động kì quặc thuộc về thế kỉ khác và thế giới khác”.

Trong khi đó, Philip Hollobone, nghị sĩ đảng Bảo thủ, người đã nỗ lực chống lại việc mặc áo burka nơi công cộng, phát biểu: "Thật đáng buồn khi ở Anh trong thế kỉ 21 này lại có ba trường học danh tiếng bắt buộc những bé gái từ 11 tuổi phải che dấu khuôn mặt. Làm sao những đứa trẻ này khi lớn lên có thể hội nhập hoàn toàn vào xã hội khi mà chúng bị bắt buộc phải tách biệt ngay từ khi còn bé như vậy?”

Vân Anh (Theo Dailymail)

Đọc thêm