Hôm nay, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề công tác tư pháp với 4 nội dung về tổ chức pháp chế, công tác bồi thường nhà nước (BTNN), triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, tình hình giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch theo qui định Điều 22 Luật Quốc tịch.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội |
Đây là những lĩnh vực còn nhiều vấn đề trong thực tiễn cần phải được giải quyết để đảm bảo các qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, tăng cường hiệu quả của công tác tư pháp.
Nghị định số 55/2011/NĐ-CP (ngày 4/7/2011) của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế là cơ sở pháp lý để nâng cao nhận thức về tâm quan trọng của công tác pháp chế; nâng cao vị trí, vai trò của công tác này trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế, tăng cường năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế, tạo cơ chế quản lý thống nhất về công tác pháp chế từ TƯ đến địa phương, cũng như theo hệ thống ngành, lĩnh vực quản lý của từng Bộ, ngành và địa phương trong tổ chức và hoạt động pháp chế.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả triển khai thi hành Luật BTNN, cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác BTNN, thúc đẩy công tác xây dựng và quán triệt các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của NN, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết bồi thường và quản lý NN về công tác bồi thường, tăng cường hoạt động quản lý chuyên ngành về BTNN.
Ngoài các nhiệm vụ trước mắt để triển khai Luật Nuôi con nuôi, để tháo gỡ cơ bản những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật NCN như nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn việc chi, sử dụng phí, lệ phí NCN, đăng ký NCN, thực thi công ước LaHay. Bên cạnh đó, cũng cần bảo đảm các điều kiện và nhân lực thực thi.
Theo Luật Quốc tịch 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thời giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo điều 22 là 03 năm (đến ngày 31/12/2012). Do vậy, cùng với nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, các địa phương phải hoàn tất việc thống kê, phân loại, lập danh sách, hoàn chỉnh hồ sơ và có văn bản đề xuất trước 30/6/2012 để Bộ Tư pháp làm thủ tục trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc cho những người thuộc đối tượng qui định tại Điều 22 được nhập quốc tịch Việt Nam.
H.Giang