Báo Nhật đưa tin trực tiếp Nhật hoàng thăm khu lưu niệm Phan Bội Châu

(PLO) - Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu tại Huế là một trong những điểm tham quan của Nhật hoàng và Hoàng hậu trong thời gian ghé thăm Cố đô Huế. Báo Mainichi Nhật Bản đã đến trực tiếp đưa tin nhân sự kiện này.
Toàn cảnh ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm
Toàn cảnh ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm

Dự kiến khoảng 16h hôm nay, 4/3, Nhật hoàng và hoàng hậu đến thăm Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bôi Châu (nằm ở số 15 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế). Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên báo Mainichi, một tờ báo danh tiếng của Nhật Bản đã đến đưa tin ngay từ trước giờ Nhật hoàng và hoàng hậu đến.

Ông Cao Huy Hùng đang trả lời phỏng vấn báo Nhật
Ông Cao Huy Hùng đang trả lời phỏng vấn báo Nhật

Trả lời phỏng vấn báo Mainichi, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên-Huế cho biết: “Chuyến thăm của Nhà vua, Hoàng hậu và phái đoàn hoàng gia Nhật Bản đến Huế là một sự kiện lịch sử đặc biệt trong quan hệ ngoại giao hai nước. Trong lịch sử, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển từ phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng từ năm 1905 đến năm 1909, nó thể hiện ở mối quan hệ giữa cụ Phan với bác sĩ Asaba Sakitaro, người đã giúp cụ Phan và phong trào Đông Du trong những ngày ở bên đất Nhật.

Bia kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Bia kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Mặc dù việc lớn không thành nhưng tình nghĩa đó hết sức to lớn, chính sự giúp đỡ của bác sĩ Asaba Sakitaro đã để lại trong lòng cụ Phan và những người Việt Nam những kỷ niệm hết sức sâu sắc, cũng chính vì tình nghĩa đó mà sau 10 năm rời Nhật Bản, vào tháng 3/1918, cụ Phan đã quay trở lại Nhật Bản và đến làng Umeda, quê hương của bác sĩ Asaba Sakitaro để thăm lại cố nhân và cảm tạ tấm lòng nhân nghĩa, nhưng bác sĩ Asaba Sakitaro đã qua đời.

Mộ cụ Phan Bội Châu
Mộ cụ Phan Bội Châu

Cụ Phan đã bày tỏ sự mến phục của mình bằng cách dựng một tấm bia để tưởng nhớ bác sĩ Asaba Sakitaro cạnh ngôi mộ của bác sĩ, có lẽ đây là tấm bia ân nghĩa, hữu nghị đầu tiên của người Việt Nam đầy tiên dựng bên đất Nhật. Từ đó mà tạo dòng chảy lịch sử kết nối để quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản sau này ngày càng phát triển và nâng lên một tầm cao mới”.

Với câu hỏi đặt ra của phóng viên báo Mainichi rằng: “Với sự kiện Nhà vua và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam và quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã có từ hơn 100 năm nay, ông có suy nghĩ như thế nào về tương lai quan hệ ngoại giao giữa hai nước”, ông Cao Huy Hùng đã trả lờiphóng viên báo Mainichi: “Với chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu, đã gây một tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhật hoàng là biểu tượng tinh thần của nhân dân Nhật Bản, chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu đến Việt Nam đã thêm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước, là tiền đề để quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp hơn trong hiện tại và cả trong tương lai”.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Trước giờ Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu, ông Phan Tiến Dũng (Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng đã đến trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị đón tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu cùng phái đoàn hoàng gia Nhật Bản.

Xưa kia, Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu chính là nơi cụ Phan sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp cho đến cuối đời sau khi bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 1925. Sau khi mất năm 1940, cụ được chôn cất ngay giữa khu vườn của khu lưu niệm ngày nay.

Ngày nay, trong khu lưu niệm vẫn tồn tại căn nhà xưa kia ông già Bến Ngự sinh sống. Theo các tài liệu, căn nhà này do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.

Ban thờ cụ Phan Bội Châu
Ban thờ cụ Phan Bội Châu

Mộ cụ Phan Bội Châu nằm ngay phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7 m, ngang 5 m, có 5 bậc tam cấp cao 0,8 m, cách bình phong phía đầu mộ chừng 1 m là tấm bia cao có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”. Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của ông già Bến Ngự.

Khu mộ nằm trong di tích
Khu mộ nằm trong di tích

Cùng với những di tích chính trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện.

Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.

Các phóng viên báo Nhật đang tác nghiệp
Các phóng viên báo Nhật đang tác nghiệp

Đọc thêm