Các nhà nghiên cứu "buồn" trước phương án cứu "cầu" Long Biên

(PLO) - Chiều 25/2, trong buổi tọa đàm về "Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị" tại ĐH Phương Đông, Hà Nội, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư như: GS Hoàng Đạo Kính, GS Nguyễn Việt Châu, PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục,  PGS.TS.KTS  Tôn Đại, PGS.TS.KTS Trần Hùng, ... Các nhà chuyên môn cũng khẳng định, Hà Nội không thể thiếu cầu Long Biên trong việc phát triển hệ thống đô thị.
Các nhà nghiên cứu "buồn" trước phương án cứu "cầu" Long Biên

Cầu Long Biên đang bị "bức tử"

Trong buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh về vị trí và vai trò của cầu Long Biên đối với Hà Nội hơn 100 năm qua. Xét về mặt ý nghĩa lịch sử thì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc Việt Nam. Cây cầu là nơi nối đôi bờ, gắn kết, giao lưu giữa người dân hai bên. 

PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục cho biết cầu Long Biên có vai trò và vị trí quan trọng và vô cùng to lớn trong lòng người dân Hà Nội. Bà Hồng Thục nói: "Cầu Long Biên từng bị ném bom nên từng gãy 5 nhịp cầu, trải qua 2 cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ, nhưng hiện nay cầu vẫn hoạt động bình thường, điều đó chứng tỏ sự trường tồn của cầu Long Biên. Cầu Long Biên sau khi hoàn thành cũng gắn liền với lao động của người dân hai bờ, cầu là nơi khởi động cho việc lưu thông hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam".

"Cầu Long Biên được thiết kế thấp, nhịp lên xuống tạo nên một sự êm đềm. Từ khi cầu Long Biên được xây dựng thì kéo theo sự phát triển đô thị của Hà Nội. Năm 1911, Hà Nội có 1 vạn dân thì đến năm 1943, Hà Nội tăng lên 2 vạn rưỡi dân, tập trung vào khu vực phố cổ. Cầu Long Biên xây dựng lên phải gánh chịu sự hoạt động của người dân Hà Nội với diện tích 3400 km" bà Hồng Thục nói thêm.

Các nhà nghiên cứu trong buổi tọa đàm.
 Các nhà nghiên cứu trong buổi tọa đàm.

PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục cũng khẳng định, cầu Long Biên là một trong 4 di sản còn sót lại của Hà Nội: Hoàng Thành, Phố cổ, khu phố Pháp, cầu Long Biên. Vì thế mà cần phải tiếp cận nghiên cứu phương án cầu Long Biên một cách có hệ thống. Hiện tại cầu Long Biên đang được sử dụng bình thường, do đó nên sử dụng cầu Long Biên trở thành một điểm du lịch trong phát triển đô thị. 

Nói về 3 phương án của bộ GTVT đưa ra để bảo tồn cầu Long Biên, bà Hông Thục cho biết bà đã buồn, sững sờ khi đọc 3 phương án đó, nhất là phương án xây dựng một cây cầu mới đè lên cây cầu cũ là việc làm hoàn toàn sai. Vì bà cho rằng cầu cũ hơn 100 năm vẫn đẹp, còn cầu mới sẽ không được đẹp bằng và thậm chí là xấu. Cuối bài phát biểu của bà, bà nói: "Cầu Long Biên đang bị bức tử".

Cầu Long Biên và tháp Eiffel

"Không thể di dời cầu Long Biên" PGS.KTS Tôn Đại khẳng định trong buổi tọa đàm. Vị PGS cũng đưa ra các công trình của kiến trúc sư người Pháp Eiffel đã xây dựng các công trình nổi tiếng trên thế giới như: Tượng nữ thần tự do, tháp Eiffel, Đài thiên văn Nice,... và trong đó có cầu Long Biên. Ông cũng đánh giá cầu Long Biên là một công trình đẹp có thể sánh ngang với tháp Eiffel và các cây cầu khác do Eiffel thiết kế tại Pháp.

Ông nhấn mạnh tại buổi tọa đàm: "Cầu Long Biên có giá trị cao, Việt Nam vinh dự mới có được một tác phẩm của nhà thiết kế  Gustave Eiffel. Người Pháp thiết kế, nhưng là sản phẩm của người Việt xây dựng lên. Nhiều người cũng bảo không phải Eiffel thiết kế cầu Long Biên, nhưng theo trí nhớ của tôi hồi đó tôi còn nhìn thấy biển treo rõ ở cầu là nhà thiết kế  Gustave Eiffel. Cầu Long Biên quý giá nên giữ lại để phát triển du lịch. Đừng xây bất kỳ cái cây cầu nào cạnh nó mà làm ảnh hưởng đến giá trị to lớn của nó".

PGS.TS Nguyễn Tài cũng cho biết, ngày 4/6/1897 dự án xây cầu Long Biên được thông qua, năm 1898 bắt đầu khởi công. Lúc đấy, người Pháp đã huy động 3000 công nhân Việt Nam, sử dụng 5 600 tấn gang,... để xây dựng cầu. Sau khi phát hiện công nhân Việt Nam có kỹ thuật trong việc xây cầu, thực dân Pháp lúc bấy giờ đã đưa công nhân Việt Nam sang Pháp để xây dựng các công trình bên đó. 

Còn GS. Hoàng Đạo Kính (chủ tịch Hội di sản Việt Nam) cũng chia sẻ: "Cầu Long Biên già, nhếch nhác do chiến tranh, thời gian, nhưng cầu có thân phận, gần gũi, được Việt hóa trong đời sống. Vì vậy mà nó đã trở thành tài sản to lớn của Hà Nội".

Cũng giống với nhiều nhà chuyên môn khác, vị Giáo sư bày tỏ nỗi buồn của mình khi đọc 3 phương án của Bộ GTVT đưa ra. Vì vậy mà cần phải xâ dựng một đề án bảo tồn, trung tu khác hợp lý hơn. 

Cần công nhận cầu Long Biên là di sản Quốc gia

"Cần công nhận cầu Long Biên là di sản cấp Quốc gia, thậm chí là Quốc tế" đó là lời tuyên bố của TS Vũ Thế Long, nhà sử học Việt Nam, tại buổi tọa đàm. Vì ông cho rằng hiện tại cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản, vì thế cần đề xuất ý kiến đưa cầu Long Biên vào di sản của Việt Nam.

Nói về việc cầu Long Biên cản trở giao thông đường thủy, khiến tàu không thể chui qua được, vì cầu thấp, ông Long bày tỏ: "Có rất nhiều cách, chẳng qua là có muốn làm hay không?. Đà Nẵng, Hải Phòng còn có cầu quay thì sao?".

Đông quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu sử học Thế Long cũng không đồng ý với việc di chuyển cầu Long Biên đi chỗ khác. Vì nếu di chuyển cầu sẽ mất hết giá trị lịch sử, không gian địa lý,..

Cầu Long Biên vì sao chưa thành di sản? theo TS Đào Ngọc Nghiêm thì Việt Nam chưa quảng bá hết giá trị của cây cầu. Hiện tại muốn giữ cầu, thì không nên nói đến những câu chuyện hàn lâm, mà cần đưa ra các câu hỏi: Bảo tồn để làm gì? chi phí bảo tồn và thu lại? bảo tồn gắn với phát triển kinh tế? hay chỉ là bảo tồn?.

Đọc thêm