Cần chính sách bảo vệ hàng nông sản của Việt Nam

(PLO) - Tại ĐH XII sáng nay (23/1), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S kiến nghị TƯ có chính sách bảo vệ hàng nông sản của Việt Nam trước sự cạnh tranh của một số nông sản nước ngoài...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Tại ĐH XII sáng nay (23/1), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S kiến nghị TƯ có chính sách bảo vệ hàng nông sản của Việt Nam trước sự cạnh tranh của một số nông sản nước ngoài...

Theo Phó Chủ tịch Lâm Đông, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ và giải pháp hết sức quan trọng, cần thiết.

Do đó, Nhà nước cần tiếp tục có những cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp hợp tác, gắn bó hơn nữa với nông dân.

Ngoài ra, “Nhà nước bố trí vốn trung hạn để triển khai khu nông nghiệp công nghệ cao của các tỉnh, thành nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Có cơ chế và chiến lược hỗ trợ các địa phương, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế” – Phó Chủ tịch Phạm S nêu.

Góp phần vào tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của cả nước, ông Phạm S cho biết, trước mắt, Lâm Đồng tập trung xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu công nghiệp - nông nghiệp, Trung tâm sau thu hoạch và Trung tâm giao dịch hoa với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và một số nước tiên tiến để hình thành những cụm sản xuất đạt chất lượng, tiêu chuẩn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Lâm Đồng chú trọng Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
 Lâm Đồng chú trọng Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng theo quy hoạch; thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư FDI để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Chủ động lựa chọn, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt, đón đầu, đặc biệt là công nghệ giống, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ sau thu hoạch...

Cùng với đào tạo các chuyên gia đầu ngành, đào tạo các nhà quản trị giỏi của ngành nông nghiệp, cần tiếp tục thực hiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho nông dân theo hình thức vừa học vừa làm tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến.

Phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, liên kết sản xuất giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nước và người nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, quản lý chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh việc áp dụng các quy chuẩn trong sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, HACCP... nhằm nâng cao chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn, chất lượng, là cơ sở để phát triển thị trường xuất khẩu.

Đọc thêm