Dẹp "loạn" biển hiệu “ngoại”

(PLO) - Gần đây, nhiều con phố Hà Nội đã bị "quên" tên thật như phố Linh Lang, Nguyễn Thị Thập, Hoàng Ngân… mà chuyển sang kêu bằng tên khác như phố Hàn Quốc, phố Nhật Bản. Đơn giản vì ở đấy có quá nhiều nhà hàng, dịch vụ với biển hiệu ngoại ngỡ như là…đất ngoại.
Nhà hàng Việt Nam nhưng biển hiệu toàn tiếng Anh và Trung Quốc.
Nhà hàng Việt Nam nhưng biển hiệu toàn tiếng Anh và Trung Quốc. 
Những con phố “Nhật” “Hàn” hóa
Những con phố Trần Duy Hưng, NguyễnThị Định, Nguyễn Thị Thập, Hoàng Ngân, Linh Lang… tràn ngập các tấm biển hiệu, quảng cáo bằng chữ Hàn, chữ Nhật để giới thiệu,quảng bá đủ thứ dịch vụ từ ăn chơi, giải trí,mua sắm, làm đẹp. Hầu hết người dân Hà Nội nhìn những tấm biển này hiểu rõ nội dung là gì.
Bác Hoa, chủ quán nước tại khu vựcTrung Hòa – Nhân Chính cho hay: “Ban ngày trông còn đỡ chứ đêm xuống những tấm biển hiệu kia bật đèn, ối người bảo vui với tôi là mình đang được ngồi uống chè chén ở Thủ đô Seoul”. 
Ở nhiều tuyến phố trong khu phố cổ Hà Nội như Hàng Bông, Nhà Thờ, Hàng Trống, trung tâm quận Hoàn Kiếm, các nhà hàng, khách sạn chủ yếu trưng biển tiếng Anh mà không có dòng chữ tiếng Việt nào. Lý giải điều này, chủ cửa hàng cho rằng để tiện cho người nước ngoài tìm và còn là chạy theo trào lưu trông cho nó “sang”.
Các biển hiệu quảng cáo này chỉ dùng tiếng nước ngoài hoặc nếu dùng hai thứ tiếng thì chữ Việt thường bị lấn át về cỡ chữ. Việc sử dụng tràn lan tiếng nước ngoài trong quảng cáo đã tạo nên các hình ảnh phản cảm, gây bức xúc dư luận. Việc quy định bảng hiệu, quảng cáo không chỉ nhằm cung cấp thông tin, tạo mỹ quan đô thị mà trong ý nghĩa nào đó còn thể hiện chủ quyền quốc gia, cần thực hiện nghiêm và thống nhất.

Luật đã quy định nhưng phớt lờ

Chuyện vi phạm pháp luật về quảng cáo đã xảy ra suốt một thời gian dài và danh sách các tỉnh, thành vi phạm ngày thêm dài. Giờ đây, có phố Nga ở Phan Thiết, Nha Trang, phố Hàn, phố Nhật ở TP. Hồ Chí Minh, phố Trung Quốc ở Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Đà Nẵng…Trước Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Thuận cũng “ra quân” nhưng rồi sau một thời gian tất cả lại trở lại nguyên trạng. 
Câu chuyện Đà Nẵng mạnh tay xử lý các biển hiệu tiếng Trung Quốc đặt ra câu hỏi: Vậy tình trạng này ở các tỉnh, thành khác sẽ như thế nào?
Trách nhiệm chính của tình trạng vi phạm quảng cáo biển hiệu sử dụng tiếng nước ngoài là của các cơ quan quản lý địa phương, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố đã buông lỏng quản lý, không xử lý kịp thời khi những vi phạm mới bắt đầu manh nha, không phổ biến kiến thức pháp luật cho nhà kinh doanh về Luật Quảng cáo do vậy dẫn tới tình trạng vi phạm ngày càng nhiều.

Đọc thêm