Giải quyết chính sách lao động nữ trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cấu trúc lại doanh nghiệp

(PLVN) - Sáng 23/2, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã gặp mặt 90 đoàn viên, nữ công nhân, lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác nữ công được biểu dương toàn quốc lần thứ 2, năm 2019.


Phó Chủ tịch  Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng các đoàn viên, nữ công nhân, lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác nữ công
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng các đoàn viên, nữ công nhân, lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác nữ công

Báo cáo với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho biêt: Tính đến hết tháng 11/2018, cả nước có 71.130 Ban Nữ công quần chúng với gần 230.000 ủy viên ban nữ công công đoàn các cấp; Ban Nữ công, Ban Tuyên giáo.

90 cán bộ Nữ công tiêu biểu toàn quốc tại buổi gặp mặt là những Nữ cán bộ công đoàn chuyên trách là Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách công tác nữ công; nữ cán bộ công đoàn chuyên trách là Trưởng ban Nữ công quần chúng và Trưởng ban Nữ công quần chúng trên cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn và đặc biệt vai trò của đội ngũ cán bộ nữ công công đoàn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã luôn quan tâm làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ với nhiều chương trình, hoạt động thiết thực.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, thời gian qua, mặc dù các cấp công đoàn đều tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, trong đó có cán bộ nữ công. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động nữ công và đội ngũ cán bộ nữ công.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, trong thời gian tới, tổ chức công đoàn cần tiếp tục  đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp, cần sâu sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; đa dạng hóa  các hình thức tập hợp đoàn viên, người lao động. Tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Đặc biệt, cần giải quyết chính sách lao động nữ  trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cấu trúc lại doanh nghiệp. Tập hợp tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, thủ trưởng đơn vị để bảo đảm thực hiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ; kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp.

Đọc thêm