Hơn 10.000 người đổ về đền thiêng Phú Thọ mùng 1 Tết

(PLO) -Đền Hùng Phú Thọ được xem là chốn linh thiêng bậc nhất, là nơi cội nguồn dân tộc Việt, nơi các vua Hùng dựng nước. Như thường lệ, hôm nay, ngày đầu người dân khăp mọi miền Tổ quốc và Việt Kiều nước ngoài đổ về đây lễ Đền  Hùng. 
Hơn một vạn người dân khắp cả nước đi lễ Đền Hùng ngày mùng một Tết. Ảnh: Xuân Hồng.
Hơn một vạn người dân khắp cả nước đi lễ Đền Hùng ngày mùng một Tết. Ảnh: Xuân Hồng.

Họ đi lễ không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, thưởng thức cảnh đẹp sơn thủy hữu tình trong tiết trời mùa xuân.

Khu di tích Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, gồm: Đền Thượng và lăng trên đỉnh núi - Đền Trung - Đền Hạ và chùa - Đền giếng.

Du khách là lên Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng và xuống đền Giếng ở chân núi là kết thúc cuộc hành trình.

Sáng mùng 1 Tết hàng vạn người dân khắp đất nước về thắp hương tưởng nơi cội nguồn đất Tổ. Ảnh: Xuân Hồng
Sáng mùng 1 Tết hàng vạn người dân khắp đất nước về thắp hương tưởng nơi cội nguồn đất Tổ. Ảnh: Xuân Hồng

Đền Thượng là đền cao nhất trên đỉnh núi. Theo truyền thuyết, nơi đây các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam). Nơi đây là nơi có lăng mộ của vua hùng thứ  6.

Cột đá thề ở Đền Thượng như là biểu tượng đoàn kết dân tộc và ngưỡng vọng của Tổ tiên. Ảnh: Xuân Hồng
Cột đá thề ở Đền Thượng như là biểu tượng đoàn kết dân tộc và ngưỡng vọng của Tổ tiên. Ảnh: Xuân Hồng

Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Người dân khắp nơi đi lễ Đền Hùng đầu năm mới. Ảnh: Xuân Hồng.
Người dân khắp nơi đi lễ Đền Hùng đầu năm mới. Ảnh: Xuân Hồng.

Đền Hạ tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.

Người dân thắp hương cầu an ở chùa thiên quang có từ đời Trần thế kỷ XIV ở Đền Hạ. Ảnh: Xuân Hồng.
Người dân thắp hương cầu an ở chùa thiên quang có từ đời Trần thế kỷ XIV ở Đền Hạ. Ảnh: Xuân Hồng.

Đền Giếng tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.

Tương truyền rằng nếu đi lễ Đền Giếng mà soi mặt xuống giếng sẽ được phúc lộc của hai công chúa ban cho. Đền Giếng cũng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên.

Người dân đi lễ Đền Giếng. Ảnh: Xuân Hồng.
Người dân đi lễ Đền Giếng. Ảnh: Xuân Hồng.

Ngày mùng một Tết năm nay người dân cả nước đến đây dâng lễ cầu an, công đức tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Người dân công đức để tu bổ Đền Hùng. Ảnh: Xuân Hồng.
Người dân công đức để tu bổ Đền Hùng. Ảnh: Xuân Hồng.

Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lưu Quang Huy - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, năm nay thời tiết đẹp người dân đi lễ Đền Hùng ngày mùng 1 Tết hơn một vạn người, tình hình an ninh trật tự ổn định. Đặc biệt, người dân đi lễ đền Tổ mẫu Âu Cơ đi làm lễ nhiều hơn, ý thức người dân đi lễ hội trật tự không chen lấn xô đẩy, giữ gìn vệ sinh chung khá tốt.

Đọc thêm