Không sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm XH?

(PLO) - Trước bức xúc của người lao động về quy định đối với việc hưởng bảo hiểm một lần (Điều 60 luật Bảo hiểm xã hội), ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH đã chia sẻ thông tin với phóng viên: 
Không sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm XH?

QH xin chủ trương các ĐBQH về ra NQ hay sửa luật thì 87,43% ĐBQH thống nhất chủ trương ra NQ, không sửa luật để đẩy nhanh nguyện vọng của người lao động. Vì Nghị quyết có hiệu lực ngay khi ký. Theo chủ trương nghị quyết bảo lưu cho 1 số đối tượng được hưởng BHXH một lần. Khi xin ý kiến ĐBQH, 99% ĐB đã đồng ý với nội dung của dự thảo NQ.

Nội dung dự thảo NQ theo đúng tinh thần để người lao động lựa chọn nhận hưởng BHXH một lần đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc và người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhưng không tiếp tục đóng BHXH."

Theo ông Lợi, dự kiến vào chiều 22-6, QH bấm nút và ra nghị quyết. Nghị quyết này có hiệu lực đến năm 2020; đến lúc đó sẽ tổng kết, đánh giá và quyết định sửa hay không sửa Điều 60. 

"Luật pháp là xây dựng cho đối tượng chung chứ không làm cho riêng những người làm luật nên khi người lao động hưa hoàn toàn thỏa mãn, thấy chưa được lợi ích thì phải có một thời gian để người ta suy nghĩ lựa chọn. NLĐ nên cân nhắc kỹ. Với khó khăn trước mắt, nếu không có biện pháp nào xử lý được thì hãy nhận một lần; còn không thì cố gắng tiếp tục đóng góp, tích lũy thời gian, tham gia BHXH để khi hết tuổi lao động có lương hưu, tránh rủi ro khi về già." ông nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH cũng cho biết thêm: QH đã lắng nghe tâm tư của 1 bộ phận người lao động gặp khó khăn, xử lý cho 1 bộ phận người lao động mà họ cảm thấy không còn con đường nào khác muốn nhận BHXH 1 lần để có ít đồng ra đồng vào trang trải cho cuộc sống khi không còn làm việc tại DN. Đây là quyền con người của người lao động và chúng ta phải lắng nghe điều đó, còn như nhiều ĐB đã phát biểu ý kiến, Điều 60 là điều luật nhân văn, hướng tới chuẩn mực quốc tế và chúng ta nên đi theo thực hiện điều luật này."

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc xem xét tăng lương cho người lao động, ông lợi phân tích:

"Theo quy định pháp luật, tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh phải đáp ứng 3 nhu cầu: Đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì lương tăng; nhu cầu sống của gia đình người lao động; điều kiện thị trường. Cầu lao động cao hơn cung thì chắc chắn chủ doanh nghiệp  phải nâng lương cho người lao động.

Khi 3 yếu tố này thay đổi, chỉ số giá thay đổi thì nhà nước phải điều chỉnh hàng năm, công bố tiền lương tối thiểu vào đầu năm.

Còn tiền lương khu vực công chức Nhà nước khác hoàn toàn. Tiền lương tối thiểu không phải như tiền lương tối thiểu của vùng. Ai lấy tiền lương cơ sở so với tiền lương tối thiểu bằng 40% là không đúng bản chất tiền lương; vì lương cơ sở đó còn nhân với hệ số tiền lương, thấp nhất là 1,8 và cử nhân mới ra trường là 2,34... nên lương tối thiểu nhận hàng tháng của công chức cũng từ 3 triệu đồng trở lên. Còn khu vực sản xuất kinh doanh thì mức thấp nhất từ 2,2 – 3,2 triệu đồng/người/tháng. Nếu doanh nghiệp có trả trong hợp đồng lao động chỉ tăng 7% cũng đáp ứng nhu cầu của Luật."

"Muốn có tiền cải cách chính sách tiền lương thì kinh tế phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng ko tăng, trượt giá tăng lên thì cũng phải diều chỉnh tiền lương. Rất may giai đoạn vừa rồi kinh tế kiềm chế được mức trượt giá thì cũng tác động tới tiền lương ít hơn." ông nói thêm.
Trả lời câu hỏi: Phải chăng năng suất lao động thấp và tiền lương thấp khiến bộ phận cán bộ “cắp ô” đang có chiều hướng gia tăng?
Ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH nói: "Không hẳn là như vậy. Tỷ lệ này chính xác là bao nhiêu thì không ai biết mà chỉ là trong dự báo. Ai cũng nói là do cuộc sống khó khăn, lương thấp nên tỷ lệ này tăng lên, cũng không hẳn là như thế.
 Phải tự các cơ quan đơn vị tự đánh giá chất lượng cán bộ của mình. Hiện nay 1 bộ phận công chức chất lượng thấp, đào tạo không đến nơi đến chốn, sử dụng không đúng ngành đúng nghề nên năng suất lao động  thấp. Tỷ lệ đó cụ thể là bao nhiêu thì chúng ta không dám chắc nhưng đúng là về bản chất có một bộ phận không nhỏ công chức chất lượng thấp, mà nói nôm na là cán bộ “cắp ô”; làm cho bộ máy bị kiềm chế, tác động tới nền công vụ và cải cách thủ tục hành chính của đất nước, dân tới anh làm việc thủ tục sẽ kéo dài thời gian làm việc, nên Chính phủ mới giảm thời gian nộp thuế, đóng BHXH... để doanh nghiệp dành thời gian đó tăng năng suất lao động./.

Đọc thêm