Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc cấm biểu tình

(PLO) - Chiều 5/6, hàng trăm các phóng viên trong nước và ngoài nước đã tham gia buổi họp báo quốc tế về biển Đông của Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm đã được phóng viên trong và ngoài nước ngoài đặt ra. 
Sự tham dự của hàng trăm các phóng viên trong nước và nước ngoài trong cuộc họp báo quốc tế lần thứ 4 này đã phần nào thể hiện sự quan tâm lớn về diễn biến ngoài biển Đông và các thủ đoạn của Trung Quốc cũng như biện pháp đấu tranh của Việt Nam. 
Hàng trăm các phóng viên các hãng thông tấn trong nước và ngoài nước tham gia cuộc họp báo quốc tế lần thứ 4 của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hàng trăm các phóng viên các hãng thông tấn trong nước và ngoài nước tham gia cuộc họp báo quốc tế lần thứ 4 của Bộ Ngoại giao Việt Nam.  
Trong phần hỏi đáp của cuộc họp báo quốc tế này, phóng viên tờ Washington Times có hỏi về việc Việt Nam đánh giá vai trò của Hoa Kỳ như thế nào trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề biển Đông? 
Trả lời câu hỏi, ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Hoa Kỳ là cường quốc thế giới, trong thời gian qua cùng cộng đồng quốc tế đã có tiếng nói nhằm giải quyết vấn đề hiện nay. Việt Nam mong Hoa Kỳ tiếp tục có tiếng nói mang tính xây dựng nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền trên biển Đông bằng cái giải pháp hòa bình. 
Cũng trong cuộc họp, một đại diện của hãng tin AP có hỏi về việc tại sao Chính phủ không cho phép người dân biểu tình trước đại sứ quán TQ ở Hà Nội?
Đối với câu hỏi của hãng AP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã phủ nhận việc cấm biểu tình và cho biết nguời dân có quyền biểu thị lòng yêu nước theo đúng luật pháp VN. Như thời gian qua, nhiều nơi đã diễn ra các hoạt động phản đối TQ. 
Ông nói: “Khi xem những hình ảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, không chỉ người Việt Nam phẫn nộ mà cộng đồng quốc tế cũng phẫn nộ. Còn về điều bạn đặt ra là Chính phủ Việt Nam không cho phép người dân biểu tình hòa bình trước Đại sứ quán TQ chúng tôi xin khẳng định thông tin đó là không có cơ sở. Người dân Việt Nam có quyền biểu thị lòng yêu nước đúng pháp luật. Người Việt ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã biểu thị lòng yêu nước.” 
Ông Lê Hải Bình - người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Ông Lê Hải Bình -  người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN trả lời các câu hỏi của phóng viên. 
Cũng quan tâm đến quyền biểu tình của người dân Việt Nam, phóng viên của Hãng DPA (Đức) có đặt câu hỏi như sau: Thời gian vừa qua, tôi có chứng kiến một số người dân Việt Nam tập trung trước Đại sứ quán TQ nhưng bị cảnh sát ngăn cản. Tôi cũng chứng kiến và ở đó nhưng cảnh sát nói tôi rời đi nơi khác và cho rằng bất hợp pháp. Tôi xin hỏi quyền biểu tình của người dân Việt Nam theo quy định của pháp luật như thế nào?
Trả lời hãng tin Đức, ông Lê Hải Bình cho biết: Đảng, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng nhiều hình thức biểu thị lòng yêu nước nhân dân Việt Nam. Trong vòng 1 tháng qua, người dân Việt Nam trong và ngoài nước có nhiều hành vi biểu thị lòng yêu nước dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên  cộng đồng người Việt Nam cũng phải làm theo đúng luật pháp quốc gia sở tại về địa điểm, ngày giờ, nội dung khi tổ chức tuần hành biểu thị lòng yêu nước.
Quan tâm về tình hình biển Đông hiện nay, đại diện hãng tin Kyodo (Nhật Bản) lại quan tâm đến phản ứng của Việt Nam sau khi nhóm G7 tuyên bố phản đối đòi chủ quyền bằng vũ lực có đặt câu hỏi: Vừa qua trong các lãnh đạo cấp cao các nước thuộc nhóm G7 đã thể hiện quan ngại sâu sắc về tình hình đang diễn ra ở biển Đông và biển Hoa Đông và yêu cầu các bên liên quan làm rõ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp quốc tế? Quan điểm của Việt Nam như thế nào?
Ông Lê Hải Bình cho biết: Chúng tôi hoan nghênh nhóm G7 vừa ra tuyên bố bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực… Chúng tôi tiếp tục mong muốn các quốc gia, các tổ chức tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế..
Ngoài các câu hỏi của phóng viên nước ngoài, các câu hỏi của phóng viên Việt Nam cũng thể hiện được sự quan tâm đặc biệt về tình hình biển Đông và các hướng giải quyết trong thời gian tới của Việt Nam. 
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có đặt câu hỏi như sau: Từ 6 - 9.6 sẽ diễn ra hội nghị ASEAN và ASEAN+3, vấn đề giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trên vùng biển Việt Nam sẽ được đưa ra như thế nào?
Trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lê Hải Bình chia sẻ: Từ 6 - 10 tại Myanmar sẽ diễn ra một số hội nghị, nhiều quan chức cấp cao của các nước sẽ kiểm điểm quá trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh sẽ tham dự các hội nghị này. Duy trì an toàn hàng hải ở khu vực là vấn đề nhiều nước quan tâm, bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này sẽ được đưa ra bản thảo. Cho nên, vấn đề biển Đông sẽ được đưa ra ở mức độ phù hợp.
Trước những luận điệu sai trái của Trung Quốc, phóng viên kênh VTC 10, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đặt câu hỏi: Tại một cuộc họp báo của Trung Quốc, họ cho rằng, Việt Nam đã dùng nhiều tàu chủ động đâm va vào tàu Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam có phản ứng gì về cáo buộc này?
Ông Trần Duy Hải trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo.
Ông Trần Duy Hải trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo. 
Trả lời câu hỏi trên ông Trần Duy Hải cho biết: Đây là sự xuyên tạc sự thật, bóp méo tình hình thực tế trên biển Đông. Việt Nam có nhiều hình ảnh ghi lại tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Phía Trung Quốc đưa ra cáo buộc nhưng hoàn toàn không có hình ảnh nào chứng minh. 
Những hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam đã được nhiều cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế thông tin. Phía Trung Quốc cũng đã thừa nhận đâm tàu của Việt Nam. 
Bên cạnh đó, còn có nhiều các câu hỏi từ các phóng viên báo đài khác thể hiện sự quan tâm hết sức đặc biệt về vấn đề biển Đông nhưng do thời gian có hạn, cuộc họp báo kết thúc muộn hơn dự kiến 20 phút./. 

Đọc thêm