Phát triển Đảng - công việc quan trọng, thường xuyên

(PLO) - Chủ tịch Hồ Chí Minh coi phát triển Đảng là  công việc quan trọng,  thường xuyên của công  tác xây dựng Đảng.  Người khẳng định Đảng “cũng ở trong xã hội”.  Đảng là một cơ thể  sống, tồn tại và phát  triển theo quy luật  khách quan, có hấp  thụ, có đào thải.
lLễ kết nạp đảng viên mới của Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam tại Cao Bằng.
lLễ kết nạp đảng viên mới của Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam tại Cao Bằng.
Sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng là sự nghiệp vĩ đại, lâu  dài phải có nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản tham gia gánh vác. Do  đó, Đảng phải thường xuyên làm  tốt công tác phát triển Đảng.
Là người sáng lập và xây dựng  Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ  tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan  tâm đến công tác phát triển Đảng bởi theo Người, đây là một nội  dung quan trọng của công tác xây  dựng Đảng, có ý nghĩa cực kỳ  quan trọng, quyết định sự tồn tại,  phát triển của Đảng ta. 
Tháng 12 năm 1961, nói chuyện với những  cán bộ đảng viên hoạt động lâu  năm, Bác khẳng định: “Nếu Đảng  ta không biết chọn lọc, kết nạp, đề  bạt đồng chí mới thì đâu có như   ngày nay”.
Người vạch rõ tính tất  yếu, yêu cầu, phương châm,  phương pháp của công tác phát  triển đảng là “để làm tròn nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ  vang... Đảng phải phát triển tổ  chức của mình một cách thận  trọng, vững chắc và rộng rãi trong  quần chúng”.
Tư tưởng quán xuyến trong  quan điểm của Hồ Chí Minh về  phát triển Đảng là “coi trọng chất  lượng”. Người luôn nhắc nhở:  “Đảng không phải chỉ cần số cho  nhiều, tuy nhiều là tốt nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. 
Đảng mạnh không phải chỉ do số  lượng đảng viên quyết định. Số  lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh một khi nó đạt những yêu  cầu về chất lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra  những tiêu chuẩn cơ bản đối với người đảng viên làm căn cứ để thu  nạp những quần chúng tốt vào  Đảng. Khi vận dụng tiêu chuẩn  đảng viên để xem xét kết nạp, Người căn dặn các tổ chức Đảng  phải đặc biệt quan tâm đến sự giác  ngộ, lòng trung thành, thái độ trách  nhiệm với Đảng, với nhân dân của  người xin vào Đảng. 
Đó là: Suốt  đời đấu tranh cho dân tộc, cho Tổ  quốc; đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, trước hết; hết sức giữ kỷ  luật và giữ bí mật của Đảng; kiên  quyết thi hành những nghị quyết của Đảng; cố gắng làm kiểu mẫu  cho quần chúng trong mọi việc; cố  gắng học tập chính trị, quân sự,  văn hóa, phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng cũng như phải  lãnh đạo quần chúng. 
Khẳng định phải coi trọng việc  phát triển Đảng trong công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn  Đảng không nên hẹp hòi với các  thành phần lao động khác. Theo  Người, nếu những người xuất thân  từ các thành phần lao động khác tự  nguyện rèn luyện tư tưởng, lập  trường giai cấp công nhân, muốn  đứng trong hàng ngũ của Đảng để  phấn đấu cho mục đích, lý tưởng  của Đảng, xét thấy có đủ điều kiện  thì kết nạp vào Đảng. Có như vậy  mới thường xuyên tăng thêm  nguồn sinh lực và sức chiến đấu  mới cho Đảng, tăng cường sự lãnh  đạo toàn diện của Đảng. 
Thực tế gần 85 năm qua, nhờ  làm tốt công tác phát triển đảng viên, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Từ chỗ chỉ có hơn 5.000  đảng viên trước khi giành chính  quyền, Đảng ta đã phát triển lên  hàng triệu đảng viên, với hàng vạn cơ sở đảng, đủ sức lãnh đạo nhân  dân ta hoàn thành thắng lợi sự  nghiệp giải phóng dân tộc, thống  nhất đất nước. 
Ngày nay, đất nước bước vào  thời kỳ hội nhập, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Việc phát triển Đảng đi đôi với  củng cố tổ chức đã và đang được  đặc biệt quan tâm trong công tác  xây dựng Đảng. Các cấp ủy Đảng  luôn xem đây là công tác quan trọng và thường xuyên, để từ đó  tiến hành củng cố Đảng tốt, tạo  tiền đề phát triển Đảng có chất  lượng./.

Đọc thêm