Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa trước nguy cơ 'biến dạng'

(PLVN) - Bộ VHTTDL ngày 25/12 tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Tạ Quang Đông chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa, đến năm 2020, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Hội nghị là dịp để đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện Chiến lược, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ban hành Chiến lược mới, xác định những căn cứ cho các chính sách của Đảng, Chính phủ và ngành văn hóa trong những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong Chiến lược tới cần nhấn mạnh các yếu tố phát huy sáng tạo, dân chủ và đi liền là pháp luật, kỷ cương.  Đẩy mạnh tuyên truyền , vận động, thuyết phục; nêu cao văn hóa “làm gương”...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Cần chú ý việc đầu tư không đúng sẽ khiến cho nhiều di sản, kể cả các di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ bị mất mát".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Cần chú ý việc đầu tư không đúng sẽ khiến cho nhiều di sản, kể cả các di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ bị mất mát". 

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, một số lĩnh vực cụ thể như bảo tồn di sản văn hóa gặp thách thức lớn. Không thể giữ nguyên tất cả di sản mà không khai thác hợp lý để phát triển. Nhưng nếu phát triển kinh tế mà không chú ý bảo tồn di sản là có lỗi lớn. Hàng triệu năm mới hình thành một ngọn núi, hàng ngàn năm mới có một dòng sông. Cần chú ý việc đầu tư không đúng sẽ khiến cho nhiều di sản, kể cả các di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ bị mất mát.

"Chúng ta không thể giữ nguyên tất cả di sản mà không khai thác, phát triển kinh tế hợp lý nhưng nếu phát triển kinh tế mà phá hỏng di sản thì sẽ có lỗi rất lớn", Phó Thủ tướng nói và nêu thực tế ở nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa đang đứng trước nguy cơ "biến dạng" do những doanh nghiệp đầu tư chưa có đủ tiềm lực, kinh nghiệm, hiểu biết.

Phó Thủ tướng lưu ý, chiến lược giai đoạn mới cần chú ý các yếu tố phù hợp với thời đại 4.0, với mức độ và tốc độ ảnh hưởng ghê gớm. Bên cạnh đó, cần chú ý đến sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa với ý nghĩa là ngành làm ra tiền đúng nghĩa. Lâu nay, chúng ta vẫn coi công nghiệp văn hóa là sức mạnh mềm để lan tỏa, tuy nhiện qua nhiều năm vẫn chưa thấy sự đột phá. Thời gian tới cần xem xét lựa chọn một số ngành cụ thể để tập trung đầu tư, tạo sự đột phá.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, những ý kiến của Phó Thủ tướng được ngành VHTTDL xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là phương châm, định hướng và quyết tâm chính trị để chuẩn bị cho Chiến lược phát triển văn hóa phù hợp trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, những ý kiến của Phó Thủ tướng được ngành VHTTDL xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là phương châm, định hướng và quyết tâm chính trị để chuẩn bị cho Chiến lược phát triển văn hóa phù hợp trong thời gian tới. 

Phó Thủ tướng đồng thời yêu cầu, phát triển văn hóa phải tuyên truyền, thuyết phục, vận động phát huy sáng tạo cá nhân, dân chủ nhưng phải đi liền với pháp luật, kỷ cương, nhất là phải làm gương. Trước hết từ bộ máy Đảng, chính quyền, các bộ ngành, từ cao xuống thấp. Cán bộ phải làm gương trước người dân. Người lớn làm gương cho con trẻ...

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, những ý kiến của Phó Thủ tướng được ngành VHTTDL xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là phương châm, định hướng và quyết tâm chính trị để chuẩn bị cho Chiến lược phát triển văn hóa phù hợp trong thời gian tới.

Đọc thêm