Sắp triển khai quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm

(PLO) - Một số tỉnh, có tỷ lệ 100% người được lấy phiếu tín nhiệm đạt trên 50% “tín nhiệm cao”. Đối với cấp huyện và cấp xã có một số ít trường hợp phải xem xét để bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, do Nghị quyết 35/2012/QH13 hết hiệu lực từ ngày 01/7/2015 nên việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chưa được HĐND các cấp tiến hành. 
Hội nghị toàn quốc về hoạt động HĐND và UBND
Hội nghị toàn quốc về hoạt động HĐND và UBND

Để tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND các cấp nhiệm  kỳ 2011-2016, đề ra phương  hướng, nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ; một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND các cấp trong nhiệm kỳ 2016-2021, chiều nay (2/2), Hội nghị toàn quốc về hoạt động HĐND và UBND tổ chức tại Hà Nội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, theo báo cáo của các địa phương, nhiệm kỳ 2011-2016, qua lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND các cấp, ở cấp tỉnh không có đại biểu nào có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp trên 50% ở cả hai lần nên HĐND cấp tỉnh không phải tiến hành thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm.

Một số tỉnh có tỷ lệ 100% người được lấy phiếu tín nhiệm đạt trên 50% “tín nhiệm cao”. Đối với cấp huyện và cấp xã có một số ít trường hợp phải xem xét để bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, do Nghị quyết 35/2012/QH13 hết hiệu lực từ ngày 01/7/2015 nên việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chưa được HĐND các cấp tiến hành.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 85/2014/QH13 thay thế Nghị quyết 35/2012/QH13.

Theo đó, các nhiệm kỳ tới, HĐND sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ và người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Đọc thêm