Sông quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp dậy sóng thuyền đua mừng Tết Độc lập

(PLO) - Hòa chung không khí ngày Lễ Quốc khánh trên khắp cả nước, ngày 2/9, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã tưng bừng tổ chức lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang năm 2017.
Cuộc tranh tài gay cấn, quyết liệt trên sông quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Trần Ánh Dương
Cuộc tranh tài gay cấn, quyết liệt trên sông quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Trần Ánh Dương

Hiếm có miền đất nào như ở quê hương của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - huyện Lệ Thủy, ngoài Tết Nguyên đán còn có một cái tết khác không kém phần tươi vui, rộn rã và sum vầy là Tết Độc lập. Những người con Lệ Thủy xa quê hương, dịp Tết Nguyên đán họ có thể không về được bởi bận làm ăn, nhưng Tết Độc lập thì nhất định sẽ về để đoàn viên, vui hội...

Một đoạn sông Kiến Giang trong ngày hội Tết Độc lập. Ảnh: Nguyễn Chiến
Một đoạn sông Kiến Giang trong ngày hội Tết Độc lập. Ảnh: Nguyễn Chiến

Nổi bật và độc đáo nhất trong các hoạt động mừng Tết Độc lập ở quê hương Đại tướng là hoạt động bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang. Đây là lễ hội văn hóa thể thao cấp tỉnh được tổ chức thường niên từ năm 1946 cho đến nay và vòng chung kết được ấn định vào ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9.

Thuyền đua, bơi chật kín cả một khu vực sông trong buổi khai mạc. Ảnh: Nguyễn Chiến
Thuyền đua, bơi chật kín cả một khu vực sông trong buổi khai mạc. Ảnh: Nguyễn Chiến

Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An viết về lễ hội đua thuyền xưa tại đất Khang Lộc (vùng 2 huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh ở Quảng Bình ngày nay): “Những năm ít mưa, thổ dân nơi đây mở cuộc đua thuyền, liền được mưa ngay” và lễ hội đua thuyền này từng tồn tại ở vùng đất “hai huyện” hơn 500 năm. Qua bao biến thiên dâu bể của lịch sử, lễ hội đua thuyền lúc thăng, lúc trầm nhưng không hề mai một. Đến năm 1990, khi chia tách 2 huyện ra thì lễ hội truyền thống này được khôi phục, mở rộng quy mô…

Trước giờ xuất phát. Ảnh: Nguyễn Chiến
Trước giờ xuất phát. Ảnh: Nguyễn Chiến

Trong tiềm thức người dân xứ Lệ bây giờ, hội đua thuyền là hoạt động thiêng liêng thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, ấm no hạnh phúc và luyện rèn sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên, sẵn sàng chống chọi với mùa mưa bão đang đến gần.

Người xem chật kín cả một khu vực bờ sông. Ảnh: Trần Ánh Dương
Người xem chật kín cả một khu vực bờ sông. Ảnh: Trần Ánh Dương

Trải qua 53 lần tổ chức kể từ ngày sau Cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang luôn diễn ra với không khí sôi nổi, đoàn kết, thân ái và đầy tinh thần thượng võ, văn hóa thể thao.

Lễ hội đua, bơi năm nay có gần 900 vận động viên tham gia tranh tài. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Lễ hội đua, bơi năm nay có gần 900 vận động viên tham gia tranh tài. Ảnh: Trần Nguyên Phong


Lễ hội bơi, đua thuyền lần thứ 54 lần này hội tụ 24 thuyền bơi (đò bơi – dành cho nam) và 8 thuyền đua (đò đua – dành cho nữ) đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn Lệ Thủy với gần 900 vận động viên nam, nữ tham gia thi tài.

Tăng tốc. bứt phá nhau trên từng mét sông. Ảnh: Trần Ánh Dương
Tăng tốc. bứt phá nhau trên từng mét sông. Ảnh: Trần Ánh Dương

Sau kết quả đua, bơi vòng loại, các thuyền bơi vào vòng chung kết được chia thành hai bảng A (12 đội) và bảng B (12 đội). Các đội sẽ cùng tham gia tranh tài trên quãng đường sông Kiến Giang dài 24km dành cho nam và 18km dành cho nữ.

Nét khỏe khoắn, mạnh mẽ của các tay chèo nam trong cuộc đua về đích. Ảnh: Trần Ánh Dương
Nét khỏe khoắn, mạnh mẽ của các tay chèo nam trong cuộc đua về đích. Ảnh: Trần Ánh Dương

Lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn người ở địa phương và con em quê hương đang sinh sống, học tập, công tác trên mọi miền đất nước về tham dự, cổ vũ tại quê nhà.

Khuôn mặt của 1 khán giả nhí ngồi cổ vũ từ trên đò. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Khuôn mặt của 1 khán giả nhí ngồi cổ vũ từ trên đò. Ảnh: Trần Nguyên Phong

Sáng sớm ngày Quốc khánh, nghìn nghịt người, xe đổ về trung tâm huyện lỵ. Hai bên bờ Kiến Giang rợp cờ hoa, biểu ngữ, người đông chật kín. Mặt sông Kiến Giang dậy sóng bởi nhịp chèo khua nước. Đất và người xứ Lệ bừng lên một không khí lễ hội đặc trưng của vùng quê lúa.

Hội cổ động viên của thuyền bơi Mỹ Thủy được đánh giá là hội cổ động viên nhiệt tình, sôi nổi nhất. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Hội cổ động viên của thuyền bơi Mỹ Thủy được đánh giá là hội cổ động viên nhiệt tình, sôi nổi nhất. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Cổ động viên nữ của thuyền đua Mỹ Thủy với khuôn mặt duyên dáng, để đầu trần bất chấp trời nắng to để cổ vũ cho đội nhà... Ảnh: Trần Nguyên Phong
 Cổ động viên nữ của thuyền đua Mỹ Thủy với khuôn mặt duyên dáng, để đầu trần bất chấp trời nắng to để cổ vũ cho đội nhà... Ảnh: Trần Nguyên Phong
... dù mồ hôi liên tục ứa ra trên mặt. Ảnh: Trần Nguyên Phong
... dù mồ hôi liên tục ứa ra trên mặt. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Hy sinh cả chậu nhôm để cổ vũ cho các thuyền đua bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Hy sinh cả chậu nhôm để cổ vũ cho các thuyền đua bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong

Sau tiếng lệnh, các tay chèo như gầm lên gồng mình lấy đà đẩy thuyền bật ra, lao tới hòa trong tiếng reo hò vang dội trên bờ…

Những nhịp chèo đều đặn, dứt khoát. Ảnh: Trần Ánh Dương
Những nhịp chèo đều đặn, dứt khoát. Ảnh: Trần Ánh Dương
Các tay chèo nữ của thuyền đua Đại Phong gồng mình bứt tốc khỏe khoắn. Ảnh: Trần Ánh Dương
 Các tay chèo nữ của thuyền đua Đại Phong gồng mình bứt tốc khỏe khoắn. Ảnh: Trần Ánh Dương
Cuộc tranh tài của các thuyền đua nữ không kém phần gay cấn, quyết liệt và mạnh mẽ... Ảnh: Trần Ánh Dương
Cuộc tranh tài của các thuyền đua nữ không kém phần gay cấn, quyết liệt và mạnh mẽ... Ảnh: Trần Ánh Dương
... nhưng vẫn toát ra nét đẹp duyên dáng riêng của phụ nữ. Ảnh: Trần Nguyên Phong
... nhưng vẫn toát ra nét đẹp duyên dáng riêng của phụ nữ. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Đồng phục đẹp và nổi bật của một thuyền đua nữ. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Đồng phục đẹp và nổi bật của một thuyền đua nữ. Ảnh: Trần Nguyên Phong

Sau hơn 2 giờ tranh tài quyết liệt và gay cấn, giải Nhất thuyền bơi hạng A đã thuộc về xã Mỹ Thủy (cũng là đội thuyền về nhất năm trước) và hạng B, thuộc về đội bơi thôn Tuy Lộc (xã Lộc Thủy). Đối với thuyền đua, giải Nhất thuộc về đò đua thôn Tuy Lộc (xã Lộc Thủy).

Thuyền bơi Mỹ Thủy băng về đích. Ảnh: Trần Ánh Dương
Thuyền bơi Mỹ Thủy băng về đích. Ảnh: Trần Ánh Dương

Ban tổ chức cũng đã trao giải Nhất toàn đoàn cho thôn Đại Phong (xã Phong Thủy), giải Nhì cho thôn An Xá (xã Lộc Thủy) và giải Ba thuộc về thôn Lộc An (xã An Thủy).

Những nụ cười thân thiện dù thắng hay thua sau cuộc tranh tài. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Những nụ cười thân thiện dù thắng hay thua sau cuộc tranh tài. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Lưu giữ những hình ảnh kỷ niệm sau lễ hội đua bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Lưu giữ những hình ảnh kỷ niệm sau lễ hội đua bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Ông Nguyễn Quang Năm - Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy trao giải toàn đoàn cho các đội đua, bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong
Ông Nguyễn Quang Năm - Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy trao giải toàn đoàn cho các đội đua, bơi. Ảnh: Trần Nguyên Phong

Riêng Tết Độc lập năm nay tại quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn đặc biệt hơn bởi Hò khoan Lệ Thủy vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ đón nhận bằng cũng được tổ chức đầy ý nghĩa vào tối 31/8 vừa qua.

Hò khoan Lệ Thủy là một nét văn hóa tinh thần vô cùng quý giá của người dân Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này từ bao đời nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi một người dân quê lúa. Hò khoan được xem như một “bảo tàng”, lưu giữ những nét đẹp truyền thống, văn hóa tinh thần của người dân Lệ Thủy qua bao thế hệ…

Gần một thế kỷ đã qua, hò khoan cũng đã gắn bó, song hành với lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, thể hiện nét độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, hòa quyện với đất trời, được người dân Lệ Thủy bao đời vun vén, đắp bồi và phát huy.

Đọc thêm