Sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ đã dẫn dắt ông cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ

(PLO) - Với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà Bác Hồ là biểu tượng sáng ngời, sau 30 năm chiến đấu ngoan cường, đầy hy sinh gian khố, nhân dân 2 miền Nam Bắc đã làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử 30/4/1975. Đến nay đã 40 năm, Việt Nam đã ngang cao đầu, đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp, hiện đại.
Sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ đã dẫn dắt ông cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ
Đi ngược lại dòng lịch sử. Cách đây gần 1 thế kỷ, những năm 1920, cậu học sinh Nguyễn Hữu Thọ, dù trẻ tuối, đã ý thức được cảnh đất nước bị thực dân Pháp nô dịch và trong lòng chớm nở lòng yêu nước thương dân. Thật may mắn là vào thời điểm đó, cậu học sinh nghe nói đến Nguyễn Ái Quốc, một nhà yêu nước đang đấu tranh cho dân tộc Việt Nam được độc lập.
Và từ đó Nguyễn Ái Quốc luôn ở trong tâm trí của cậu học sinh Nguyễn Hữu Thọ. Nguyễn Hữu Thọ mong học xong sẽ trở về nước, làm điều gì có ích nước, có lợi cho dân; nhưng vì phải đi lao động đế có tiền mua vé tàu, nên Nguyễn Hữu Thọ đã sớm hòa nhập với giới lao độngẾ Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, cậu sinh viên Nguyễn Hữu Thọ về nước năm 1933. 
Sau thời gian tập sự 5 năm theo quy định, luật sư mở văn phòng hành nghề luật sư. Mang sẵn trong mình lòng thương dân, mối quan tâm hàng đầu của luật sư là bào chữa cho những người nghèo thân cô thế cô và những người hoạt động cách mạng lỡ sa vào tay giặc. Trong nhiều trường hợp, luật sư đã thành công; đương nhiên ông không bao giờ lấy tiền thù lao đối với những người dân không một xu dính túi. Ngoài nghề luật sư, năm 1943 ông còn tham gia bí mật với nhóm thân đồng minh chống phát xít, vào hoạt động yêu nước của giới trí thức trong tổ chức Thanh niên tiền phong.
Năm 1945, khi Cách Mạng Tháng 8 thành công, luật sư hết sức phấn khởi khi được biết Nguyễn Ái Quốc mà ông nghe nói những năm 1920 chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, là cứu tinh của dân tộc. Sự kiện trọng đại này là làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của luật sư, ông coi “ cách mạng đã đổi đời ông”. 
Năm 1946, ông tham gia Hội văn Hóa Sài Gòn - Chợ Lớn; với tư cách là chủ tịch, ông đề nghị trí thức cùng đoàn kết đấu tranh cho các quyền tự do, dân chủ. Có một lần vào năm 1947, ông có dịp vào chiến khu Đồng Tháp Mười, được coi là thủ đô kháng chiến. Ở đây, anh em sống dân chủ, bình đẳng, yêu thương nhau như anh em một nhà. Lãnh đạo cùng ăn cùng ở với cấp dưới, không phân biệt đối xử . Cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng rất tình nghĩa, rất văn minh. Đối với ông, đây là “một bước ngoặc rất lớn trong cuộc đời mình”.
Luật sư đã xin ở lại chiến khu để hoạt động , nhưng lịch sử đã muốn ông phải hoạt động tại ngay sào huyệt của kẻ thù. Việc làm này có lợi hơn cho cách mạng. Ông chấp hành vô điều kiện dẫu biết rằng ông phải đương đầu trực tiếp đến các quan chức cấp cao của chế độ Sài Gòn. Nhưng từ bây giờ ông vững tâm vì luôn được sự dẫn dắt của Bác Hồ, nhất là về đoàn kết dân tộc. 
Liên tục trong những năm 1947-1949, ông cùng nhiều trí thức vận động 700 người ký tên vào bản tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn, yêu cầu chính phủ phải Pháp phải thương thuyết với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đế chấm dứt chiến tranh. Trong thời gian ngắn, ông đã khẳng định chỗ đứng trong hàng ngũ trí thức yêu nước. 
Với lòng chân thành, tác phong gần gũi mọi người, ông ngày càng tập hợp đông đảo quần chúng đứng về phía cách mạng. Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông làm tất cả những gì có thể làm được cho tổ quốc, cho nhân dân, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, dù phải hy sinh tính mạng.
Đầu thập kỷ 50, nhân dân ta có phong trào đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược, ở các đô thị có phong trào đòi dân chủ. Ngày 9/1/1950 trước sự đấu tranh quyết liệt của học sinh, địch đã bắn chết trò Trần Văn Ơn. Gần nửa triệu đồng bào, không phân biệt giàu, nghèo, tín ngưỡng, đứng lên biểu tình lên án hành động tàn ác của chúng. 
Tại đám tang trò Ơn, có sự tham dự của nhiều nhà trí thức nổi tiếng như luật sư Trịnh Đình Thảo, luật sư Nguyễn Hữu Thọ nêu câu hỏi: Như thế này thì dân ta có độc lập, tự do chưa? Mọi người đồng thanh trả lời vang động cả bầu trời: - Chưa .. ẵ chưa ẵ.. chưa!
Hòa mình cùng nhân dân đấu tranh, ông thấy sức mạnh và niềm tin của mình được tăng lên gấp bội lần. Rời nghĩa trang, ông hỏi thuê một xích lô máy về nhà. Người lái xe từ chối thắng thừng với lý do hôm nay bãi công, bãi thị phản đối thực dân Pháp bắn chết trò Ơn, nên không đón khách, ông cho biết ông vừa dự đám tang trò Ơn. Anh lái xe vui vẻ mời ông lên xe. về đến nhà, ông cám ơn anh lái xe và đưa tiền. Anh lái xe từ chối và nói đã bãi công, bãi thị thì không nhận tiền của khách và giúp đỡ bất cứ ai tham gia đấu tranh. 
Ngoài ra có 1 sự kiện cũng đáng chú ý: Chính cảnh sát bắn vào trò Ơn, nhưng có một đoàn cảnh sát xin Ban tổ chức lễ tang được đi vào hàng ngũ nhân dân. Quần chúng dứt khoát đòi đuổi cảnh sát ra khỏi đám tang. Luật sư đại diện cho Ban lễ tang giải thích phần lớn cảnh sát vì phải kiếm sống nên cầm súng cho địch, anh em vẫn còn lòng yêu nước, nhân dân cần rộng lượng đón anh em về mình. Lần đầu tiên trong hàng ngũ nhân dân đứng về phía kháng chiến có đội ngũ anh em cảnh sát còn đang tại chức. Việc làm của ông có ý nghĩa là thêm bạn bớt thù, mở rộng mặt trận nhân dân, cô lập kẻ thù.
Nhiệm vụ nặng nề đặt lên vai luật sư là hoạt động công khai nên không được dính líu chút nào đến kháng chiến, đến Việt Minh. Không phải chỉ có lòng yêu nước sâu sắc là đủ mà còn phải thế hiện ý chí kiên cường, bản lĩnh sắc sảo để vượt qua biết bao thử thách, cam go. Một sơ suất nhỏ sẽ rất có hại cho nhân dân, cho phong trào. 
Để duy trì phong trào đấu tranh ở thành thị được liên tục, một tổ chức công khai ra đời mà bên trong là kháng chiến. Đó là “Phái đoàn đại diện các giới Sài Gòn - Gia Định” (một hình thức mặt trận), đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, phải thường xuyên đối mặt với chế độ Sài Gòn. Và nhiệm vụ khó khăn này được giao cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
Chỉ riêng đám tang trò Trần Văn Ơn đã làm tê liệt mọi hoạt động của Sài Gòn. Do đó, Phái đoàn luôn trong tầm ngắm của kẻ thù và bị một mạng lưới dày đặc mật thám địch theo dõi sát sao. Nhưng luật sư Nguyễn Hữu Thọ luôn tự nhủ: dù tình hình diễn ra như thế nào, bổn phận đối với dân, với nước, phải làm tròn. 
Những học sinh, sinh viên, công nhân tham gia đám tang trò Ơn đã bị bắt, những tờ báo đăng tin về đám tang bị đóng cửa. Chuẩn bị xong các thủ tục pháp lý cần thiết, ông đã nhiều lần gặp thủ hiến Trần Văn Hữu là người có quyền chấp nhận và bác đơn. Trước bản lĩnh và lời lẽ xác đáng của ông, Trần Văn Hữu đã phải chấp nhận giải quyết các yêu sách của Phái đoàn.
Còn một số việc phải tiếp tục làm thì ông nhận chỉ thị mới là Phái đoàn phải tìm mọi biện pháp đế ngăn địch đưa ra xét xử Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, dược sư Phạm Hữu Hạnh, thực tế đã giữ nhiều loại tân dược và dụng cụ y tế phục vụ cho kháng chiến. Ông và Phái đoàn vận động nhà máy, công sở, chợ viết đon bênh vực cho lãnh đạo Mặt trận Liên Việt. Và luật sư nhận trách nhiệm trực tiếp bào chữa cho dược sư Phạm Hữu Hạnh. 
Với nhiều lập luận đanh thép như “Đấu tranh cho độc lập của quê hương, tự do cho đồng bào không phải là cái tội mà là bổn phận”. Yà chiều ngày 14/3/1950, Tòa án địch tuyên bố tạm đình chỉ vụ án. Tiếp đến, Trung ương báo tàu chiến Mỹ sẽ cập bến Sài Gòn và chỉ thị phải bằng mọi giá đuối cho được tàu Mỹ. Đây là cuộc đối đầu đầu tiên giữa ta và Mỹ. Vì thời gian quá gấp rút nên luật sư và Phái đoàn phải nỗ lực đêm ngày nhằm lo cho kịp nhà ở cho 2000 gia đình đang cảnh màn trời chiếu đất ở Bàu Sen Tân Cảng (Chợ Lớn).
Với quyết tâm lớn, Phái đoàn đã huy động kịp thời các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống Mỹ. Sáng ngày 19/3/1950, một cuộc mít tinh cấp tốc diễn ra tại Trường Tôn Thọ Tường (nay là Emst Thalmann) trên đường Trần Hưng Đạo. Luật sư đã lên tiếng kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh đuổi tàu Mỹ. Ngay lúc đó quân cảnh sát ném lựu đạn cay giải tán. 
Lập tức cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành thu hút đến hàng trăm ngàn đồng bào và học sinh sinh viên. 1 tên quan ba Pháp lao xe vào đoàn biểu tình thì lập tức đồng bào lật xe và đốt xe. Cuối cùng hai tàu chiến Mỹ buộc phải rút khỏi cảng Sài Gòn. Đây là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam. 
Ngay đêm hôm đó, luật sư cùng 1 số nhà trí thức bị địch bắt giam ở Khám Lớn, rồi ở bót Catinat. Riêng ông, chúng bắt đưa đi lưu đày ở bản Giang, Mường Tè, Lai Châu, sau cùng ở Sơn Tây. Dù địch hành hạ định giết ông nhưng ông luôn được đồng bào che chở, cưu mạng; đó là động lực giúp ông vượt lên mọi thử thách. Địch có thể cô lập thân xác ông, nhưng không thể ngăn cản dân gắn bó với ông. Được trả tự do, về Sài Gòn ông lại tiếp tục hoạt động.
Thực dân Pháp thua ở Điện Biên Phủ, buộc phải ký Hiệp định Genève 1954. Nhưng đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp và dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm hòng chia cắt vĩnh viễn đất nước ta. Ngay lúc đó, luật sư được chỉ thị thành lập Phong trào bảo vệ hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn (một hình thức Mặt trận). 
Nhiệm vụ của phong trào là vận động các tầng lóp đòi tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Phong trào phát triển mạnh mẽ. Nhiều ủy ban bảo vệ hòa bình ra đời ở các chợ, khu phố, trường học, nhà máy, rồi lan ra các tỉnh ở Nam bộ, ở miền Trung. 
Coi đây là mối đe dọa lớn, Ngô Đình Diệm ra chỉ thị đưa Đoàn hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn an trí ở Hải Phòng. Ý đồ của địch là sau khi đất nước tạm thời bị chia cắt thì để các ông Hòa bình ở lại miền Bắc luôn. Cùng các ông trong Đoàn, luật sư đấu tranh quyết liệt đòi chúng phải đưa trở về Miền Nam.
Giữa 2 lựa chọn: hoặc ở lại Hải Phòng thì hưởng tự do, hoặc trở về Sài Gòn thì tiếp tục ngồi tù. Nhưng luật sư cương quyết đấu tranh về Sài Gòn vì “chưa hoàn thành nhiệm vụ”. Và đây cũng là ý muốn của Bác Hồ: “Chú Thọ còn có nhiệm vụ ở Miền Nam”. 
Đúng như dự đoán, khi đoàn Hòa bình đặt chân ở Sài Gòn thì lập tức Mỹ-ngụy đưa đoàn Hòa bình đi lưu đày ra Phú Yên vào giữa năm 1955. Tại đây, chúng hành hạ ông đủ điều, thậm chí đánh đập suýt mất mạng. Dù chúng giam cầm luật sư và các ông Hòa bình bất cứ ở đâu (xã, huyện, thị xã) thì nhân dân luôn tìm cách che chở, cưu mang. Và sự đày đọa đã kéo dài đến năm 1961 tức gần 7 năm. Thấy rằng không có dấu hiệu gì chứng tỏ luật sư lung lay, Ngô Đình Diệm tức tối, ra nghị định : buộc lưu trú cưỡng bách 2 năm kể từ ngày 24/2/1961 với cái gọi là “ít có tinh thần phục thiện”. 
Điều này có nghĩa là luật sư phải tiếp tục bị quản thúc đến ngày 24/2/1963. Và nếu sau ngày 24/2/1963 vẫn không thấy “ông phục thiện” thì bọn chúng sẽ dựng cờ để kéo dài thời gian quản thúc ông vô thời hạn với ý đồ để ông sẽ chết dần chết mòn. Nhưng ý đồ xấu xa của chúng chắc chắn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Và sau 2 lần thất bại, lực lượng võ trang nhân dân đã giải thoát ông ra khỏi nanh vuốt của kẻ thù vào ngày 30/10/1961.
Và điều bất ngờ đối với ông là : do lòng trung thành tuyệt đối của ông đối với Bác Hồ, với Đảng, với nhân dân bất chấp mọi hy sinh gian khổ, Đại hội MTDTGPMNVN lần thứ 1 đã bầu ông làm Chủ tịch UBTƯ MTDTGPMNVN. Nếu trước đây, ngày 19/3/1950 ông giương cao ngọn cờ cùng nhân dân Sài Gòn chỉ để chống sự can thiệp của Mỹ bằng đuổi 2 tàu Mỹ thì lần này ông giương cao ngọn cờ MTDTGPMNVN cùng nhân dân Miền Nam với sự chi viện của đồng bào miền Bắc ruột thịt để chống chiến tranh xâm lược của Mỹ và thực hiện cho kỳ được quyết tâm của Bác Hồ là “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Và ông sẵn sàng chiến đấu dù 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa để giành thắng lợi cuối cùng.
Với những kinh nghiệm tích lũy trong những năm tháng đấu tranh giữa sào huyệt địch, trong các nhà tù của địch, luật sư đã góp nhiều ý kiến xác đáng cho các chính sách lớn của Mặt trận, đặc biệt cho việc mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, cho việc vận động quần chúng, không chỉ quần chúng đã giác ngộ mà cả những người đã hay đang làm việc trong chính quyền và quân đội đối phương và cho việc vận động nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. 
Ông chủ trương đoàn kết, hợp tác và tập hợp dưới lá cờ của Mặt trận mọi người Việt Nam — không phân biệt thành phần xã hội, xu hướng chính trị, có chung nguyện vọng độc lập, thống nhất, dân chủ, có chung quyết tâm đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ.
Và với “chiến dịch Hồ Chí Minh”, nhân dân ta đã giành đại thắng mùa Xuân 30/4/1975. Trong cuộc đối đầu lịch sử, mang tính chất thời đại giữa Việt Nam và Mỹ: Ta thắng, Mỹ thua. Non sông thu về một mối”. Bắc Nam sum họp Xuân nào vui hơn” như Bác Hồ đã tiên đoán. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã hoàn thành nhiệm vụ mà Bác Hồ, dân tộc giao cho ông: giương cao ngọn cờ đoàn kết - toàn dân để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Mọi công lao trước hết thuộc về Bác Hồ. Chính sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ đã dẫn dắt luật sư đến mục đích cuối cùng.
Đại đoàn kết dân tộc được Bác Hồ xem như một bí quyết đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bất kể tính nghiêm trọng của thử thách như thế nào. Đó là tư tưởng thừa kế tài sản dựng nước và giữ nước của tố tiên từ ngàn xưa. Bác Hồ là biểu tượng của đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là nghĩa đồng bào, là tình nghĩa, là đạo đức. Trong khi kẻ thù chia rẽ dân tộc, Bác Hồ coi cái nghĩa gắn với những người Việt Nam với nhau, dù thuộc giai tầng nào, quá khứ ra sao, tín ngưỡng gì, người Kinh hay người thiểu số, sống ở đồng bằng hay vùng cao, sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài. 
Đối với người không hề có sự xung khắc giữa giai tầng xã hội với nghĩa đồng bào. Ngay trong 1 số cá nhân nào đó đối lập có khi gay gắt với Cách mạng, Bác Hồ cũng tìm ra cái khía cạnh dân tộc vốn là sợi dây có sức sống bền vững, phát huy mặt tốt khi gặp điều kiện thuận lợi và thậm chí phát huy mạnh đến mức khó ngờ. Nhưng đối với Người, tuyệt đối không được đoàn kết một chiều, phải đấu tranh đế đoàn kết được bền vững.
Cuối cùng, luật sư đã thực hiện chân lý sáng ngời của Bác Hồ. Đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Đọc thêm