Trúc Lâm tự - Linh thiêng nơi an nghỉ của đức Thánh Côn Nhạc Đại vương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tọa lạc tại xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, chùa Trúc Lâm là một điểm đến tâm linh được nhân dân xa gần thành tâm chiêm bái. Đây cũng là nơi an nghỉ của ngài Côn Nhạc Đại vương – một bậc anh hùng hào kiệt thời Hùng Vương có công với nước, khi mất được nhân dân tôn vinh như một vị thánh.
Lăng mộ ngài Côn Nhạc Đại vương trong khuôn viên chùa Trúc Lâm - Hạ Hòa,
Lăng mộ ngài Côn Nhạc Đại vương trong khuôn viên chùa Trúc Lâm - Hạ Hòa,

Bậc tiền nhân “Sinh vi tướng, hóa vi thần”

Theo các thư tịch cổ còn lưu giữ, Côn Nhạc Đại vương là cháu của Hùng Nhuệ Vương (Lang Liêu), cháu của An Dương Vương. Khi lên ngôi, Hùng Nhuệ Vương giao cho anh em mỗi người hùng cứ một phương. Trong đó, Côn Nhạc Đại Vương được giao chính tổng chấn địa hạt Chu Hưng, một vùng bán sơn địa rộng lớn ở phía Tây Bắc.

Cổng chùa Trúc Lâm - Hạ Hòa mang đậm chất thuần Việt với tên chùa, các câu đối đều ghi bằng chữ quốc ngữ.

Cổng chùa Trúc Lâm - Hạ Hòa mang đậm chất thuần Việt với tên chùa, các câu đối đều ghi bằng chữ quốc ngữ.

Những bậc thang đưa du khách đến cửa thiền trên gò cao.

Những bậc thang đưa du khách đến cửa thiền trên gò cao.

Lầu chuông trong sân chùa.

Lầu chuông trong sân chùa.

Theo lệnh vua cha, Côn Nhạc đến địa hạt Chu Hưng chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất hoang phát triển thành vùng quê trù phú. Khi có giặc Phương Bắc sang xâm chiếm Văn Lang, nhà Vua hạ chiếu chỉ gọi các con đang trấn giữ khắp phương lui về kinh thành để hội bàn cách đánh. Ba người con của Vua Hùng là Côn Luân, Côn Nhạc, Côn Lang được vua cha giao việc chiêu mộ hiền tài, tu bổ khí giới để chỉ huy đánh quân xâm lược.

Chùa Trúc Lâm thiết kế mái ngói âm dương, trên đỉnh nóc có biểu tượng bánh xe Phật giáo.

Chùa Trúc Lâm thiết kế mái ngói âm dương, trên đỉnh nóc có biểu tượng bánh xe Phật giáo.

Côn Nhạc được giao nhiệm vụ chỉ đạo đội quân theo đường bộ áp sát vùng Yên Bái, Lào Cai đón đánh giặc ngay từ biên giới. Bằng tài trí và mưu lược, ngài Côn Nhạc và nghĩa quân đã nhanh chóng đánh thắng quân xâm lược, giữ yên bờ cõi. Sau chiến thắng, Côn Nhạc được sắc phong "Quốc tái gia phong, Sắc rồng Côn Nhạc, Tính tông, Hùng chấn Đại Vương thượng tướng nhất phương Cảnh Vũ".

Đất nước thanh bình, ngài Côn Nhạc trở về tiếp tục cai quản địa hạt Chu Hưng, một thời gian sau ông mất vào ngày mồng 8 tháng 2, táng ngay trên đỉnh Quy Sơn thuộc hạt Chu Hưng - một vùng đất núi rừng trùng điệp. Mạch đất thiêng này chính là chùa Trúc Lâm thuộc xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ngày nay.

Theo sử sách, đến đời nhà Trần, sau chiến thắng quân Nguyên – Mông hiển hách, đất nước thanh bình, vua Trần Nhân Tông giao lại ngôi báu cho con để lên núi tu hành. Đức vua cùng với hai vị thiền sư là Huyền Quang và Pháp Loa đã rời kinh thành lên thăm lại trại Quy Hóa nơi diễn ra cuộc giao chiến lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất của Đại Việt chống quân Mông Cổ (ngày 17 tháng 1 năm Mậu Ngọ, 1258).

Ban thờ Tam Bảo chùa Trúc Lâm.

Ban thờ Tam Bảo chùa Trúc Lâm.

Khi tới đây, nghe nhân dân tâu bẩm cạnh trại chiến này có ngọn núi Kim Quy là nơi an táng Côn Nhạc Đại vương – người thủ lĩnh được giao trấn giữ hạt Chu Hưng đời Hùng Vương, người đã có công đánh giặc phương Bắc, khai hoang lập ấp, xây dựng quê hương, vua Trần vô cùng cảm kính.

Đức vua Trần Nhân Tông đã lên núi thăm ký hài lăng Ngài Côn Nhạc, đặt bát hương và khắc tặng 4 câu thơ rằng: “Vung giáo non sông mấy ngàn thu/ Bốn biển được yên thù đã hết/ Núi xanh trùng điệp tựa như mây/ Linh lăng vạn cổ mãi hiển vinh”. Cũng vì đức vua lên thăm nên dân gian còn gọi núi Kim Quy là núi Ông Vua.

Có khá nhiều ghế đá trong sân chùa để du khách, Phật tử nghỉ chân ngắm cảnh.Có khá nhiều ghế đá trong sân chùa để du khách, Phật tử nghỉ chân ngắm cảnh.

Khi vua Trần và hai vị thiền sư đến đây thấy sơn thủy hữu tình, phong thủy tốt, kế bên là ngôi chùa lớn có tên “Chính Đạo tự” nên Trần Nhân Tông và hai đệ tử đã chọn nơi đây để lập thiền tu luyện. Nơi tu luyện có rừng trúc quanh năm xanh mát, nên Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đặt tên thiền phái mới do Ngài sáng lập ra là Thiền Trúc Lâm.

Cũng tại chùa Chính Đạo, đức Phật hoàng và hai vị thiền sư đã viết một số bài thơ, bài phú có giá trị về lịch sử cũng như văn học, lộc lộ tư tưởng tự hào, tự cường dân tộc, bộc lộ ý tưởng muốn sáng lập ra một phái mới mang tư tưởng tân tiến nhưng không ngoài “Tu dã – Phật ngữ trong tâm”.

Tượng Quan Âm Bồ Tát trước sân chùa.

Tượng Quan Âm Bồ Tát trước sân chùa.

Sau này, sách “Việt Điện U Linh” của nhà sử học Lý Tế Xuyên (viết vào đời Khai Hựu 1329 – 1341, tại trang 417) khi ghi lại tiểu sử 8 vị vua Trần cũng có đoạn: sau khi chiến thắng quân Nguyên – Mông, vua Trần Nhân Tông trao lại ngôi báu rồi cùng thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang lên đỉnh núi Kim Quy thăm mộ của bậc hào kiệt, vào chùa Chính Đạo giữa rừng trúc bao quanh. Tại đây Ngài và hai đệ tử đã cùng nhau tu luyện, làm thơ phú.

Những điều trên đã đủ cứ liệu chứng minh núi Kim Quy (nơi có lăng mộ ngài Côn Nhạc trong khuôn viên chùa Trúc Lâm ngày nay, và chùa Chính Đạo thuộc xã Ấm Hạ (Hạ Hòa, Phú Thọ) là cái nôi đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm nước Việt, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, rồi sau đó mới chuyển về núi Yên Tử (Quảng Ninh). Rất tiếc, Chính Đạo tự - một ngôi chùa lớn từ đời nhà Trần trải qua biến thiên đến nay đã chỉ còn lại phần nền móng, vị trí ở phía trước đền Chu Hưng ngày nay.

Một tượng Phật khác trong vườn chùa bình yên, thanh tịnh...

Một tượng Phật khác trong vườn chùa bình yên, thanh tịnh...

Địa chỉ văn hóa tâm linh đặc sắc

Dịp Lễ Phật Đản 2022, chúng tôi thăm chùa Trúc Lâm và được nghe vị sư trụ trì kể về lịch sử ngôi chùa. Theo đó, chùa Trúc Lâm có từ xa xưa nhưng trước kia rất đơn sơ, chỉ như một am thờ nhỏ tranh tre nứa lá. Ngoài thờ Phật, thờ Thánh Mẫu, chùa Trúc Lâm cũng thờ ngài Côn Nhạc Đại vương vì khuôn viên chùa là nơi có mộ phần của Ngài.

Năm 2010, bằng con đường tâm linh, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm và một số nhà nghiên cứu tâm linh được sự cho phép của chính quyền địa phương đã thực hiện các nghi lễ tâm linh để tiến hành xác định mộ cốt ngài Côn Nhạc Đại vương. Tại đây các nhà ngoại cảm đã tìm được một chiếc bát hương cổ bằng đất nung được cho rằng bát hương của Phật hoàng Trần Nhân Tông năm xưa khi lên núi thắp hương và đặt trước mộ ngài Côn Nhạc.

Lăng mộ ngài Côn Nhạc ở phía tay phải ngôi chùa với tường đá bao quanh, phía trước có lư hương bằng đồng và đôi chiến mã bằng đá.

Lăng mộ ngài Côn Nhạc ở phía tay phải ngôi chùa với tường đá bao quanh, phía trước có lư hương bằng đồng và đôi chiến mã bằng đá.

Chếch bên lăng Ngài là tượng Phật Địa Tạng Bồ Tát.

Chếch bên lăng Ngài là tượng Phật Địa Tạng Bồ Tát.

Bát hương cổ bằng đất nung được tìm thấy dưới lòng đất, được cho được cho rằng bát hương của Phật hoàng Trần Nhân Tông năm xưa khi lên núi thắp hương và đặt trước mộ ngài Côn Nhạc Đại vương.

Bát hương cổ bằng đất nung được tìm thấy dưới lòng đất, được cho được cho rằng bát hương của Phật hoàng Trần Nhân Tông năm xưa khi lên núi thắp hương và đặt trước mộ ngài Côn Nhạc Đại vương.

Năm 2012, với sự phát tâm của các nhà hảo tâm, tín đồ Phật tử, lăng mộ ngài Côn Nhạc Đại vương đã được xây dựng khang trang như ngày nay với tường đá bao quanh, lư hương bằng đồng và đôi ngựa đá canh chầu phía trước. Chùa Trúc Lâm cũng được xây dựng mới uy nghi với các hạng mục: cổng xây, sân gạch, nhà tam bảo, gác chuông, tượng Bồ Tát trong khuôn viên.

Đến năm 2019, gian thờ Tổ, thờ Mẫu được xây dựng phía sau nhà tam bảo. Theo quan sát, công trình chùa Trúc Lâm rất khang trang bề thế, có tính thẩm mĩ cao tọa lạc trên gò đất rộng, xung quanh nhìn ra bốn bề bát ngát điệp trùng rừng cây và đồi núi. Xung quanh sân vườn chùa rất sạch, đẹp, được trồng nhiều hoa cảnh tạo không gian xanh mát, thanh tịnh để du khách đến chiêm bái lễ Phật và chụp cho mình những bức ảnh lưu niệm thật đẹp.

Khung cảnh sạch đẹp, thanh tịnh của chùa Trúc Lâm.

Khung cảnh sạch đẹp, thanh tịnh của chùa Trúc Lâm.

Không gian ngát hương thơm của các loại hoa bốn mùa đua nở...

Không gian ngát hương thơm của các loại hoa bốn mùa đua nở...

Muôn vàn những kỳ hoa dị thảo xanh tươi tỏa hương, khoe sắc trong vườn chùa....

Muôn vàn những kỳ hoa dị thảo xanh tươi tỏa hương, khoe sắc trong vườn chùa....

Đứng trên sân chùa du khách được thu trọn vào tầm mắt màu xanh bát ngát bốn bề...

Đứng trên sân chùa du khách được thu trọn vào tầm mắt màu xanh bát ngát bốn bề...

Đền Chu Hưng thờ ngài Côn Nhạc – Di tích lịch sử cấp quốc gia

Cách chùa Trúc Lâm không xa là đền Chu Hưng – nơi thờ ngài Côn Nhạc Đại vương là công trình đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Như đã nói ở trên, sau khi Côn Nhạc Đại vương mất, tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân đã lập miếu thờ. Tháng 7/1806, vua Gia Long đã cho xây dựng mới ngôi đền Chu Hưng tại chính vị trí như ngày nay. Trải qua các triều vua nhà Nguyễn, ngôi đền nhận được 11 đạo sắc phong: 1 sắc phong thời vua Minh Mệnh (1821), 2 sắc phong thời vua Thiệu Trị, 1 sắc phong thời vua Đồng Khánh, 5 sắc phong thời vua Tự Đức, 2 sắc phong thời vua Duy Tân. Trong đó có 4 sắc phong "Hựu thiện phù trực chi thần", 5 sắc phong "Thượng đẳng thần". Tại đền vẫn còn lưu được tượng thờ Côn Nhạc, các sắc phong của các triều đại, quyển "Chu Hưng Thánh tích ngọc phả", hậu đường bia ký và các đồ thờ cùng có giá trị khác.

Đền Chu Hưng - Di tích lịch sử cấp Quốc gia thờ ngài Côn Nhạc Đại vương.

Đền Chu Hưng - Di tích lịch sử cấp Quốc gia thờ ngài Côn Nhạc Đại vương.

Đền Chu Hưng không chỉ có giá trị lịch sử trọng đại thời Hùng Vương mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Với những giá trị lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày 12/10/1995, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định công nhận Đền Chu Hưng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh; ngày 14/4/2003 Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) công nhận Đền Chu Hưng là di tích lịch sử cấp Quốc gia nằm trong quần thể di tích lịch sử Chiến khu 10. Đặc biệt ngày 20/12/2019 Lễ hội Đền Chu Hưng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định 4603/QĐ – BVHTTDL.

Đọc thêm