Trứng gà vốn được cho là thơm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưu ái hơn cả. Nhưng nhiều nghiên cứu mới đây đã tước đi danh hiệu này.
Phá vỡ sự “độc tôn” của trứng gà
Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng từ 10-12g, nhỏ hơn trứng gà 4-5 lần. Trên thực tế, trứng gà và trứng cút có cùng một trọng lượng như nhau, mức độ chất dinh dưỡng trong cả hai loại trứng này cũng gần tương đương nhau, không có quá nhiều sự khác biệt. Hàm lượng các chất protein, chất béo và lượng carbohydrate trong trứng chim cút và trứng gà về cơ bản là ngang bằng.
Nhưng một số thành phần dinh dưỡng trong trứng cút lại dồi dào hơn trứng gà như: Vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Cholesterol, phốt pho,
Hàm lượng vitamin nhóm B ở trứng cút vô cùng phong phú và được xác định là nhiều hơn so với trứng gà, vitamin B2 cao gấp hai lần, vitamin B1 cao hơn 2,8 lần so với trứng gà. Vitamin B2 là chất phụ trợ cho quá trình sinh hóa của cơ thể con người. Loại chất này góp phần “xúc tiến” cho quá trình phát triển của cơ thể đang trong thời kỳ dậy thì, trưởng thành đạt đến độ hoàn thiện.
Không giống với trứng gà, trứng cút không có khả năng gây dị ứng. Ngược lại, một số loại protein trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên trên cơ sở này người ta còn sản xuất thuốc để điều trị dị ứng. Trứng cút còn là loại thực phẩm có tính kháng khuẩn. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh tra tấn thì các nhà khoa học khuyên nên ăn trứng cút vào mỗi sáng.
Trứng cút cũng được khuyến khích dùng cho những người bị thiếu máu, nhức đầu nặng, hen phế quản, viêm dạ dày. Normalizes trong trứng cũng tốt cho huyết áp và cải thiện tiêu hóa. Đặc biệt, trứng cút có khả năng kháng khuẩn nên những người thường xuyên bị cảm lạnh có thể dùng trứng cút mỗi buổi sáng. Bởi vậy, thực phẩm này thường được khuyến khích cho trẻ em, những người ốm yếu và phụ nữ mang thai.
Lời khuyên lựa chọn
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Tim mạch Anh thì mỗi người lớn không nên ăn quá bốn quả trứng gà/tuần. Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới lại cho rằng không nên ăn quá 10 quả/tuần. Còn bà Nguyễn Thị Phương Lan (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) thì khuyến cáo, vì thể trạng mỗi người lớn Việt Nam nên ăn không quá năm quả/tuần, thanh niên không nên ăn quá bảy quả/tuần. Đó là những khuyến cáo áp dụng chủ yếu cho trứng nói chung.
Còn dựa theo các phân tích thành phần dinh dưỡng của hai loại trứng trên, lương y Khương Hưng (nhà thuốc Khương Hưng, Hà Nội) khuyên mỗi đối tượng trong gia đình có thể lựa chọn từng loại trứng phù hợp cho mình:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Nên chọn trứng cút thay cho trứng gà vì hàm lượng mỡ phốt pho trong trứng cút rất cao, nó kích thích quá trình phát triển đại não của trẻ. Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng chim cút. Số lượng trứng này tương đương với một quả trứng gà, song hàm lượng mỡ phốt pho rất cao có trong trứng chim cút có thể kích thích cho quá trình phát triển đại não của trẻ nhỏ.
- Ở tuổi thiếu niên: Trứng gà rất thích hợp với trẻ em trong độ tuổi học tiểu học và trung học. Đối với học sinh tiểu học và trung học, quá trình học tập khiến các em phải sử dụng mắt một cách thường xuyên với nhịp độ vô cùng căng thẳng. Trứng gà sẽ là loại thực phẩm thích hợp cho lứa tuổi này. Lượng vitamin A trong trứng gà rất cao, góp phần bổ sung cho thị lực của các em, giúp cho mắt khỏe và sáng hơn. Mỗi ngày ăn khoảng hai quả trứng gà là có thể bổ sung đủ dinh dưỡng và vitamin A cho cơ thể.
- Người già: Trứng chim cút không thích hợp với người già, bởi vì chúng có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, nên hạn chế sự xuất hiện của chúng trong thực đơn dành cho những người đã cao tuổi.
Nên dừng ăn trứng trong một số trường hợp:
Đang cảm sốt: Sốt ăn trứng sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không phát tán ra ngoài được. Người mới khỏi bệnh không nên ăn trứng sống, chín tới vì có thể có kháng khuẩn xâm nhập.
Bị tiêu chảy: Vì lúc này hệ tiêu hoá làm việc kém nên chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong trứng rất khó khăn gây quá tải.
Bị sỏi mật: Protein trong trứng sẽ khiến ruột tiết nhiều chất làm túi mật co bóp, gây đau đớn, nôn ói.
Trẻ dưới 1 tuổi nên hạn chế ăn trứng vì dễ bị dị ứng.
|
Minh Nghĩa