Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới: Sự hoán đổi mang tính lịch sử

(ĐNĐT) - Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ trong năm 2010. Đây là một sự hoán đổi mang tính lịch sử, tạo nên những cảm xúc lẫn lộn ở hai cường quốc châu Á này: sự thoái vị đượm chút tự vấn trong một nước Nhật Bản trì trệ và niềm tự hào nhưng thận trọng với sứ mệnh mới với thế giới của một nước Trung Quốc đang lên.
(ĐNĐT) - Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ trong năm 2010. Đây là một sự hoán đổi mang tính lịch sử, tạo nên những cảm xúc lẫn lộn ở hai cường quốc châu Á này: sự thoái vị đượm chút tự vấn trong một nước Nhật Bản trì trệ và niềm tự hào nhưng thận trọng với sứ mệnh mới với thế giới của một nước Trung Quốc đang lên.

Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 2010 (Màu đỏ của Nhật Bản, màu xanh của Trung Quốc). Nguồn: Cục Thống Kê Trung Quốc, IMF, World Bank và Wall Street Journal.
Chính phủ Nhật Bản, ngày 14-2, đã chính thức công bố, GDP của nước này đã sụt giảm 1,1%  trong quý IV/2010. Cũng trong thời điểm đó, GDP của Trung Quốc vọt lên 9,8% so với năm trước. Với những con số đó, GDP cả năm 2010 của Nhât là 5,474 nghìn tỷ USD, ít hơn 7% so với 5,88 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã báo cáo hồi tháng 1 vừa qua.

Tuy nhiên, GDP của cả hai nước vẫn được xem là nhỏ hơn so với nền kinh tế Mỹ. Nhật và Trung Quốc cộng lại cũng chưa bằng con số GDP 14,66 nghìn tỷ USD của Mỹ. Song, thông tin mới này đánh dấu cho một kỷ nguyên mới.

Chỉ trong chưa đầy hai thế hệ, tính từ khi vượt qua Tây Đức vào năm 1967, Nhật Bản đã đứng vững là siêu cường số hai của nền kinh tế thế giới. Thứ hạng mới đã biểu đạt cho sự nổi lên của Trung Quốc và cũng nói lên sự suy giảm của Nhật Bản với vai trò là cỗ máy tăng trưởng toàn cầu.

Đối với Mỹ, Nhật vẫn còn là một đối trọng về kinh tế, và còn là một đồng minh địa chính trị và quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc là một thách thức tiềm tàng trên mọi mặt trận.

Mặc dù vậy, Bắc Kinh lo rằng, thành tích kinh tế vẫn còn những trở ngại không mong đợi đối với một đất nước vẫn còn nghèo xét về nhiều phương diện. Tờ Nhân dân nhật báo gần đây đưa một tít lớn trên website của mình: “Trung Quốc đã vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng không phải là nước mạnh thứ hai thế giới”.

Tại Nhật, sự kiện đó được nhìn nhận là một chỉ dấu của một sự suy thoái kéo dài. “Việc Nhật bị Trung Quốc, với GDP đang lên và dân số lớn hơn, qua mặt cũng chỉ là điều bình thường”, Thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishahara nói.

Cảm giác trái ngược ở cả hai quốc gia này cho thấy sự thực rằng Trung Quốc vẫn còn theo sau Nhật ở nhiều góc độ và chứng minh một hiện thực, sự phụ thuộc lẫn nhau làm cho hai nước vừa là đối tác và cũng là đối thủ của nhau.

Thu nhập đầu người của Trung Quốc hiện cũng chỉ bằng 1/10 của Nhật. Ngân hàng Thế giới ước tính, hơn 100 triệu công dân Trung Quốc, tương đương với số dân của cả nước Nhật, hiện sống dưới mức 2 USD/ngày. Robin Li, ông chủ của nhà khổng lồ tìm kiếm trên mạng Baidu, nói rằng: “Vẫn còn một nhược điểm không thể chối cãi rằng, Trung Quốc vẫn chưa tạo nên một tập đoàn nào thực sự có tầm ảnh hưởng toàn cầu tương xứng với sức mạnh đang lên của mình như là Toyota Corp, hoặc Sony Corp”.

Bộ Trưởng Kinh tế Nhật bản, Kaoru Yosano, ngày 14-2 đã chào mừng vai trò số 2 của Trung Quốc. Ông gọi sự bùng nổ của Trung Quốc là “một trong những hòn đá tảng đối với sự kích thích tăng trưởng trong khu vực”.

Những viễn cảnh trái ngược của một Trung Quốc đang lên và một Nhật Bản đang suy yếu được trình bày trong một bảng thăm dò mức độ tự tin của người tiêu dùng quốc tế mới nhất do hãng Nielsen công bố vào tháng trước. Người tiêu dùng Trung Quốc là một trong những người lạc quan nhất, với chỉ số tự tin đạt 100, so với con số bình quân toàn cầu là 90. Trong khi đó, người tiêu dùng Nhật lại bám sát người Romania với xếp hạng bi quan thứ tư, với chỉ số 54 điểm. Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ đạt 81 điểm.
Giờ đây, Nhật Bản đang tập trung vào cách định nghĩa về sự thành công khác hơn và ít mang tính định lượng hơn. Sự ảnh hưởng ra nước ngoài của Nhật vẫn mạnh mẽ và trong một chừng mực nào đó, lại gia tăng. Nhật cũng đang hướng đến các chiến lược ít ồn ào hơn, ít trực tiếp gây xung đột hơn như về công nghệ chiến lược nhưng lại thực tiễn hơn về chính sách ngoại giao văn hóa.

Ý niệm về một nước Nhật là trung tâm của sự sáng tạo và cách mạng về các loại xe chạy bằng động cơ lai ghép hay trò chơi 3D, lại tương phản với hình ảnh cách đây 20 năm của Nhật với các bản thiết kế nhái lại và công nghệ do nước nào đó đi trước, để rồi bùng lên thành một nhà sản xuất chính cống, với khả năng sản xuất thượng thừa. Nhãn hiệu đó giờ đây gắn chặt hơn cho Trung Quốc.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản từng nổi tiếng vì đã tạo ra một chính sách công nghiệp giúp các nhà sản xuất nước này thống trị thế giới, đã có hẳn một văn phòng mới về xúc tiến các ngành công nghệ sáng tạo, một văn phòng có chức năng phát triển những ý tưởng về phim hoạt hình truyện tranh manga và trò chơi điện tử Nhật Bản.

Motohisa Ikeda, Thứ trưởng phụ trách Thương mại thuộc Bộ, nói rằng: “Chúng tôi xem chất lượng đứng trên số lượng. Nhật Bản giờ đây vẫn là một quốc gia giàu có xét về nhiều nghĩa của từ này”.

Quang Hiển (Theo The Wall Street Journal)

Đọc thêm