Theo các công trình nghiên cứu, hàm lượng canxi trong xương chiếm tới 64,3%, riêng ở phụ nữ, khi bước vào tuổi trung niên (từ 35 tuổi trở đi) thì chất canxi trong xương bắt đầu giảm nhanh chóng, đến khi mãn kinh, mỗi năm lại giảm từ 2-4% vì:
Mức kích thích tố (hermon) đã giảm khiến khả năng kích thích sự chuyển hoá để hợp thành chất xương bị kém đi.
Các hoạt động trong cơ thể và sực chịu nặng giảm xuống do ứng lực cơ giới của bộ xương giảm bớt, khiến xương thiếu chất canxi vì ít dùng tới.
Chất protit không đủ, làm cho sự sản sinh cơ chất hữu cơ kém, và do thiếu sinh tố C làm ảnh hưởng tới việc hình thành các chất hữu cơ, cản trở mô tạo keo, khiến cơ thể thiếu chất canxi lâu năm.
Nếu không bổ sung chất canxi kịp thời, bộ xương sẽ bị xốp dần, lúc đầu có thể không cảm thấy rõ rệt nhưng đến tuổi già sẽ luôn thấy đau mình, mệt nhoài, dáng người cũng biến dạng, nhất là cột sống và vùng xương chậu. Thậm chí xương sống bị gãy vì chịu đè nặng khiến cho người còng như tôm.
Bước vào tuổi trung niên, chất canxi trong xương phụ nữ bị giảm, nhưng do không có phản ứng thoái hoá nên họ không coi trọng, mãi đến khi tuổi già mới thấy hậu quả nghiệm trọng nhưng đã muộn.
Vì vậy, khi từ 35 tuổi trở đi, chị em phụ nữ cần để ý đến việc bổ sung chất can xi và sinh tố D có lợi cho sự thu hút chất can xi. Mỗi ngày nên uống canxi lactat và canxi gluconat 1,5gr, sinh tố D 5000 đơn vị, kiên trì uống tới thời kỳ sau mãn kinh. Khi vào tuổi gìa, chất canxi trong phụ nữ mất càng nhiều hơn, cho nên mỗi ngày cần tăng bổ sung chất canxi từ 2-4gr, sinh tố D từ 20-30.000 đơn vị.
Ngoài cách đó, còn có thể bổ sung chất can xi bằng cách ăn các thức ăn giúp thu hút canxi như chân vịt, rau hẹ, rau biển, gan và não động vật, cá và canh xương...
Thu Lan (theo F.A)