TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI

Nhiệm kỳ 2005-2010, phát huy truyền thống và kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích luỹ của nhiều nhiệm kỳ; với tinh thần quyết tâm và chủ động, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng… Tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, từ số này, Báo Nam Định giới thiệu khái quát những kết quả chủ yếu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta trong 5 năm tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

LTS: Nhiệm kỳ 2005-2010, phát huy truyền thống và kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích luỹ của nhiều nhiệm kỳ; với tinh thần quyết tâm và chủ động, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng… Tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, từ số này, Báo Nam Định giới thiệu khái quát những kết quả chủ yếu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta trong 5 năm tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Cty cổ phần may Sông Hồng 7 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu đạt 52 triệu USD - đứng thứ 3 trong các doanh nghiệp dệt may trong nước, tạo việc làm cho 6000 lao động, thu nhập 3-3,2 triệu đồng/người/tháng.  Ảnh: Dương Đức
Cty cổ phần may Sông Hồng 7 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu đạt 52 triệu USD - đứng thứ 3 trong các doanh nghiệp dệt may trong nước, tạo việc làm cho 6000 lao động, thu nhập 3-3,2 triệu đồng/người/tháng.
Ảnh: Dương Đức

Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả

Trong 5 năm qua (2005-2010) kinh tế của tỉnh ta có bước phát triển mới về quy mô và hiệu quả: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001-2005 là 7,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình CNH-HĐH. Năm 2010, trong tổng GDP, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 18,4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 79%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,6%. Ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đạt gần 70%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 31,9% năm 2005 xuống còn 29,5%; công nghiệp và xây dựng từ 31,1% lên 36,5%. Lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 73,8% còn 66,1%. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 15,7% tăng lên 19,1%. Quy mô nền kinh tế của tỉnh được mở rộng so với thời kỳ 2001-2005: Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương vượt mức một nghìn tỷ đồng (năm 2005 đạt 569,4 tỷ đồng). Đến nay toàn tỉnh có thêm nhiều dự án đầu tư mới có quy mô vừa trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ (năm 2005: có 30 dự án đến năm 2009 có 69 dự án). Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, đến nay toàn tỉnh hiện có 3300 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh (năm 2005 mới có 1117 doanh nghiệp).

Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao

Trong 5 năm qua giá trị sản xuất công nghiệp ở tỉnh ta tăng bình quân 20,5%/năm, trong đó: công nghiệp Trung ương tăng 4,7%; công nghiệp địa phương tăng 23,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 41,7%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng khoảng 180200 người, chiếm 19,1% tổng số lao động trong độ tuổi, trong nhiệm kỳ đã tăng thêm 19000 lao động. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới thiết bị công nghệ và quản lý, mở rộng thị trường. Một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh có uy tín và khả năng cạnh tranh trong nước. Các ngành sản xuất chủ yếu đều tăng khá: Ngành cơ khí điện và gia công các loại tăng bình quân 19,23%/năm; ngành dệt may tăng bình quân 19,94%; ngành chế biến thực phẩm đồ uống tăng trưởng bình quân 23,34%. Một số ngành công nghiệp khác có bước phát triển mới với mức tăng trưởng bình quân 24,1%/năm... Các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư có tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đã quy hoạch 12 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng. Đến cuối năm 2009, có 110 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký 11065 tỷ đồng và 143 triệu USD, trong đó có 86 dự án đã đi vào sản xuất. Toàn tỉnh đã có 20 cụm công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút 372 dự án đầu tư với số vốn đầu tư thực hiện 1269,1 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1090 tỷ đồng. Giải quyết việc làm cho 12 nghìn lao động. Toàn tỉnh đến nay có 94 làng nghề, thu hút 143 doanh nghiệp, 15 HTX trên 18100 hộ cá thể, giải quyết việc làm cho trên 48 nghìn lao động nông thôn. Công tác khuyến công được đẩy mạnh, đã triển khai 319 chương trình dự án với tổng số vốn 14,3 tỷ đồng, tập trung vào đào tạo nghề mới, trình diễn kỹ thuật, xúc tiến thương mại... Tổng số lao động được đào tạo nghề qua chương trình khuyến công trên 20 nghìn người...

(Còn nữa)
P.V
(Theo Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định
trình Đại hội đại biểu lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015) - Tháng 6-2010)

Đọc thêm