“Cánh chim đầu đàn” trong công tác Tư pháp trên quê hương Bác Hồ

(PLO) - Không chỉ chú trọng hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà tập thể, lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện Nam Đàn (Nghệ An), luôn đổi mới trong cách làm để hoàn thành một cách xuất sắc công tác Tư pháp của địa phương. 
Anh Tân say sưa nghiên cứu luật để làm tốt công tác Tư pháp
Anh Tân say sưa nghiên cứu luật để làm tốt công tác Tư pháp
Tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn với trợ giúp pháp lý
Nắm vững được nhiệm vụ xuyên suốt của công tác Tư pháp, xác định rõ nhiệm vụ của cán bô tư pháp là cánh tay đắc lực cho chính quyền huyện trong công tác liên quan đến pháp luật, là nơi quan trọng để người dân tìm đến để hiểu hơn những văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. 
Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND huyện ban hành 5 Nghị quyết; 7 Chỉ thị; 100% văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do ủy ban huyện ban hành đều được phòng Tư pháp thẩm định trước. Thẩm định kiểm tra trình tự thủ tục hơn 20 Quyết định cá biệt về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực y tế, lâm sản, giao thông, đất đai, khoáng sản… 
Tiến hành rà soát 9.019 văn bản QPPL do HĐND, UBND huyện ban hành, phát hiện có 5 văn bản có phần nội dung và thể thức quy định chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ban hành được 14 văn bản trong đó có 5 Nghị quyết, 2 Quyết định, 7 chỉ thị. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng, ban hành và thực hiện Chương trình xây dựng VBQPPL ngay từ đầu năm 2013, cấp xã đã ban hành được 288 văn bản QPPL. 
UBND huyện và các thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện và các cơ quan, trường học, các xã, thị trấn tập trung tuyên phổ biến các văn bản pháp luật như: Nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Đất đai và tuyên truyền Bộ luật Dân sự, Luật ATGT, đấu tranh phòng chống ma túy… Ban hành Kế hoạch và thực hiện Hưởng ứng “Ngày pháp luật Việt Nam năm 2013”, gắn tuyên truyền PBGDPL về xử lý VPHC, Luật Biển Việt Nam, Luật hòa giải cơ sở tại đơn vị xã; Tham gia Hội thi “Hộ tịch viên giỏi cấp tỉnh năm 2013”. 
Các tổ chức thành viên Hội đồng PBGDPL huyện đã tổ chức được 9 hội nghị tập trung để tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ cấp huyện xã về các văn bản pháp luật mới về các chủ trương chính sách Người có công với cách mạng, hộ nghèo, các chính sách về phát triển kinh tế - văn hóa xã hội – quốc phòng an ninh trên địa bàn cho hơn 1.200 lượt người tham gia. 
Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục xây dựng mới 20 tủ sách pháp luật ở các xóm, 24/24 xã, thị đã mua bổ sung 1.450 đầu sách pháp luật các loại. Năm 2013, các xã, thị trấn đã tiến hành hòa giải được 143/192 vụ việc (đạt tỉ lệ 74%). Tại các xã, thị trấn hòa giải được 215/285 vụ việc (đạt tỉ lệ 76%). Phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Nghệ An tiến hành tuyên truyền PBGDPL cho 6 đơn vị, thông qua đó đã giúp cho 17 trường hợp liên quan đến pháp luật về thừa kế, đất đai, ly hôn… 
Cần xây dựng Hệ thông phầm mềm Hộ tịch
Để tổ chức công tác cũng như chỉ đạo, quán triệt công tác tư pháp có nhiều thành tích và có kết quả như vậy, đó là sự tâm huyết và chỉ đạo một cách khoa học của anh Đinh Xuân Tân – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đàn. Mới 38 tuổi đời đã có gần 10 làm công tác tư pháp, tốt nghiệp đại học Luật ra trường anh trở về quê công tác. Năm 2006, anh được đề bạt lên vị trí Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đàn từ đó đến nay. Là một con người nhiệt tình, tâm huyết với công việc Tư pháp, luôn là tấm gương sáng của cả phòng. 
Luôn là người tham mưu cho UBND huyện giải quyết những văn bản QPPL, Văn bản xử lý VPHC, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo… Nói về công tác tuyên truyền PBGDPL anh chia sẻ, nay đã có nhiều thuận lợi vì đã có Luật và các thông tư hướng dẫn nên cũng đã bắt vào guồng quay. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền PBGDPL thì công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể để phong phú đa dạng hơn các hình thức tuyên truyền. 
Công tác tuyên truyền luôn gắn với trợ giúp pháp lý. Anh Tân cho biết, Phòng Tư pháp luôn là nơi tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ban hành các văn bản QPPL, văn bản xử phạt VPHC.. Công tác hòa giải cơ sở rất được quan tâm, trong đó đặc biệt là vấn đề về đất đai. 
Anh Tân cho biết, “Tôi có đề xuất là nên thành lập một phần mềm hộ tịch để dễ trong việc quản lý, chỉ cần mở mạng nội bộ là có thể kiểm tra được những thông tin cần tìm kiếm. Vì việc đăng ký hộ tịch, cải chính hộ tịch không xảy ra hậu quả liền ngay tức khắc mà phải lâu sau đó mới có hậu quả. Và khi đó rất khó xử lý những hậu quả đó. Cùng với đó là cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng hơn trong việc xử lý vi phạm hành chính. Cũng cần có những lớp tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm của anh em làm công tác tư pháp với nhau để hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với việc hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam đơn vị đã tổ chức cùng với các đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả”. 
Say sưa nghiên cứu những văn bản luật mới ban hành, đổi mới trong cách làm việc, tư duy, sáng tạo đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhiều vụ việc ở cơ sở khó anh đã trực tiếp tham gia hòa giải thành công, để lại hình ảnh đẹp trong lòng người dân về chân dung một cán bộ tư pháp. 
Với những nỗ lực đó, anh Tân trở thành đầu tàu trong công tác tư pháp của huyện, từ lúc giữ chức vụ Trưởng phòng Tư pháp đến nay anh luôn được UBND huyện tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. năm 2006 đến 2013 đều có bằng khen của UBND tỉnh, Sở Tư pháp. Đặc biệt, để ghi nhận những nỗ lực đã đạt được năm 2013, anh Đinh Xuân Tân được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng bằng khen trong công tác Tư pháp năm 2013.

Đọc thêm