Chú trọng xây dựng đội ngũ 'hậu kiểm' trong kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa VBQPPL

(PLO) - Hôm qua (11/9), tại Cần Thơ, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục kiểm tra VBQPPL cho biết, thời gian qua, hoạt động ban hành, thẩm định, hệ thống hóa văn bản, theo dõi ban hành VBQPPL của các cơ quan hành chính nhà nước ở cả trung ương và địa phương được quan tâm thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn yếu kém, bất cập.

Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL cho biết thêm, hiện lượng văn bản ban hành nhiều và tiếp tục gia tăng, ở cấp bộ một năm ban hành hơn 1.000 thông tư, trung bình mỗi năm một bộ ban hành hơn 50 thông tư/năm. Còn chính quyền cấp tỉnh có 63 địa phương với 126 đầu mối (HĐND và UBND) ban hành các VBQPPL, bình quân một năm có hơn 3.000 VBQPPL cấp tỉnh được ban hành. Riêng cấp huyện có hơn 700 huyện... Còn về vấn đề hệ thống hóa VBQPPL, các địa phương, các bộ chưa kiểm soát được. 

Để khắc phục bà Mạc Thị Hoa, Chuyên viên tư vấn USAID GIG (GIG - Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện) đề xuất, cần phối hợp phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên trong việc kiểm tra VBQPPL trong điều kiện mới, nhất là trước yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân, để cộng tác viên thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra văn bản.

Tính đến tháng 4/2017, trên cả nước có 4 bộ và 28 địa phương xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản cộng tác thường xuyên với các cơ quan, đơn vị. 

Tuy nhiên, có 47,6% đơn vị được khảo sát (năm 2014) cho rằng, hoạt động của cộng tác viên là chưa hiệu quả nên cần có những biện pháp hỗ trợ khắc phục những tồn tại này… 

Đọc thêm