Giao lưu trực tuyến về trợ giúp pháp lý cho thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc nhóm yếu thế

(PLVN) - Chương trình giao lưu, đối thoại trực tuyến với chủ đề: “Trợ giúp pháp lý cho thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc nhóm đối tượng yếu thế” do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức, sáng 3/11.
Tổng biên tập báo PLVN - Tiến sỹ Đào Văn Hội tặng hoa các vị khách mời.
Tổng biên tập báo PLVN - Tiến sỹ Đào Văn Hội tặng hoa các vị khách mời.

TGPL (TGPL) cho thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc nhóm đối tượng yếu thế không chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể mà còn giúp nhóm đối tượng này nâng cao hiểu biết pháp luật. Từ đó góp phần trang bị cho thanh thiếu niên, nhi đồng những kiến thức cần thiết để phòng ngừa trước những đe dọa của các tệ nạn xã hội, các hành vi xâm hại đến tính mạng, danh sự, sức khỏe của mình.      

Hai khách mời đang trao đổi với PV của Báo PLVN.
 Hai khách mời đang trao đổi với PV của Báo PLVN.

Hai khách mời: Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục TGPL, Bộ Tư pháp và bà Ninh Thị Hồng, Uỷ viên Hội đồng Đội Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em đang đối thoại cùng quý độc giả về vấn đề này. 

Thưa ông Cù Thu Anh, xin ông cho biết, các đối tượng được TGPL theo quy định của pháp luật hiện nay? Thanh thiếu niên và nhi đồng có thuộc đối tượng được TGPL hay không?

Ông Cù Thu Anh: Người được TGPL theo quy định của Luật TGPL năm 2017 xác định trên nguyên tắc kế thừa những đối tượng hiện đang được TGPL, phù hợp với các chính sách đặc thù và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời nội luật hóa và bảo đảm thực thi công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. So với Luật TGPL năm 2006, diện người được TGPL đã được mở rộng (từ 06 diện người lên 14 diện người). Cụ thể người được TGPL bao gồm:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính (người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật):

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

- Người nhiễm chất độc da cam;

- Người cao tuổi;

- Người khuyết tật;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

- Người nhiễm HIV.

Theo rà soát của các địa phương thì số lượng người thuộc diện TGPL chiếm khoảng 45% dân số cả nước. Nếu thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc một trong các nhóm người đã nêu ở trên thì họ thuộc đối tượng là người được TGPL.

Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục TGPL, Bộ Tư pháp
 Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục TGPL, Bộ Tư pháp

Xin ông cho biết, khi có yêu cầu TGPL họ được hưởng những quyền lợi gì, thưa ông?

Ông Cù Thu Anh: Theo quy định của Luật TGPL năm 2017 thì người được TGPL có 08 quyền, trong đó có một số quyền cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do tính chất của hoạt động TGPL là miễn phí đối với đối tượng thụ hưởng nên người được TGPL không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác cho người thực hiện TGPL hay tổ chức thực hiện TGPL.

Thứ hai, người được TGPL có quyền yêu cầu người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL.

Thứ ba, người được TGPL có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL khác để bảo đảm thực hiện vụ việc của họ khách quan và có chất lượng trong trường hợp người thực hiện TGPL thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện TGPL hoặc phải từ chối thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật thì 

Thứ tư, trong khi vụ việc đang được thực hiện nếu người được TGPL thấy rằng có thể tự giải quyết vụ việc của mình hoặc muốn tìm kiếm một nguồn giúp đỡ nào khác thì có quyền rút yêu cầu TGPL. Trong trường hợp này tổ chức thực hiện TGPL sẽ chấm dứt vụ việc.

Thứ năm, nếu việc thực hiện TGPL gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL thì họ có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại.

Khi có nhu cầu được TGPL thì người thuộc diện được TGPL cần liên hệ với ai, ở đâu để được thực hiện TGPL khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật, thưa ông?

Ông Cù Thu Anh: TGPL được thực hiện trong các lĩnh vục pháp luật trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Khi có vướng mắc pháp luật thì người thuộc diện TGPL có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL. 

Theo quy định hiện nay các tổ chức thực hiện TGPL bao gồm Trung tâm TGPL nhà nước và các tổ chức tham gia TGPL. Hiện nay mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp. Nhiều Trung tâm TGPL có Chi nhánh đặt tại huyện hoặc liên huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu. Tổ chức tham gia TGPL bao gồm: Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia TGPL với Sở Tư pháp hoặc tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp. Vì vậy, khi có nhu cầu, người được TGPL có thể liên hệ với các tổ chức nêu trên để được giúp đỡ pháp luật miễn phí.

 

Hiện nay, danh sách tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp, trong đó có địa chỉ, số điện thoại của tổ chức và người thực hiện TGPL. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ…), trụ sở tiếp dân của một số cơ quan hành chính (Thanh tra, Cơ quan dân tộc, Ủy ban nhân dân xã..) đều có bảng thông tin/hộp tin về TGPL, trong đó có địa chỉ, số điện thoại của tổ chức thực hiện TGPL. Do đó, người thuộc diện được TGPL có thể liên hệ bất cứ khi nào nếu có nhu cầu TGPL.

Thưa ông, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng, vậy đâu là khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL của đối tượng này?

Ông Cù Thu Anh: Những khó khăn hiện nay khiến đồng bào dân tộc thiểu số nói chung trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL phải kể đến những vấn đề sau:

Thứ nhất là về trình độ dân trí, trong đó hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và người dân nói chung vẫn còn hạn chế.

Thứ hai là mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL ở một số địa phương còn mỏng;

Thứ ba là kỹ năng thực hiện TGPL cho những đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số trong đó có thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vẫn còn hạn chế;

Thứ tư là về kinh phí hoạt động của một số Trung tâm TGPL nhà nước còn ở mức độ nhất định và còn thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động TGPL;

Thứ năm là sự phối hợp giữa một số cơ quan hữu quan cho hoạt động TGPL ở một số nơi vẫn còn hạn chế.

Vì vậy, để đồng bào dân tộc thiểu số nói chung trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn dễ dàng tiếp cận và được thụ hưởng dịch vụ TGPL thì cần có sự quan tâm của tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là  các trung tâm TGPL nhà nước phải chủ động tìm đến nhu cầu TGPL của bà con để giúp đỡ họ.

 

 Xin hỏi bà Ninh Thị Hồng, thời gian tới, bà có dự kiến gì về việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về TGPL để đẩy mạnh truyền thông TGPL cho các nhóm đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng này không thưa Bà?

Bà Ninh Thị Hồng: Trẻ em có những đối tượng đặc trưng đặc thù khác nhau, Đối với trẻ em đang ở các trường thanh thếu niên nhi đồng, chúng ta dễ tiếp cận. Tuy nhiên, có những đối tượng tàn tật, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, không nơi tương tựa, khó tiếp cận hoặc đơn vị chức năng nhà nước không tiếp cận được thì chúng tôi mong muốn những tổ chức, cá nhân tự nguyện, tổ chức chình trị - xã hội, tổ chức xã hội được cùng tham gia tiếp cận, trợ giúp. Những tổ chức này gồm những người có trình độ luật pháp tham gia với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng kết nối tư vấn cho các cháu.

Những đối tượng mà chúng tôi hướng tới, đặc biệt là nữ hay bị xâm hai, các cháu nam từ 14-16 lại hay vi phạm pháp luật. Những người yếu thế này ngai đến nơi công quyền, có người còn chưa biết chữ nên không biết viết đơn. Chúng tôi sẽ kết nối với các em báo với các tỏ chức TGPL, hỗ trợ chọn đối tượng trợ giúp cho hiệu quả.

Việc trợ giúp tự nguyện rất quan trọng vì hiểu được phong tục tập quán địa phương, giúp gia đình ạn nhân, giúp các cháu bé tin tưởng mới có thể giúp được. Mong sắp tới. Cục TGPL mở rộng dối tương trợ giúp là các tổ chức tự nguyện này.

Bà Ninh Thị Hồng, Uỷ viên Hội đồng Đội Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em.
 Bà Ninh Thị Hồng, Uỷ viên Hội đồng Đội Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em.

Thưa ông Cù Thu Anh, để được TGPL thì người thuộc diện TGPL cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Ông Cù Thu Anh: Để được TGPL thì người yêu cầu phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Đơn yêu cầu TGPL, Giấy tờ chứng minh là người được TGPL, các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL.

Về giấy tờ chứng minh đối tượng TGPL: Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL và giấy tờ trong hoạt động TGPL. Theo Điều 33 Thông tư này mỗi diện người được TGPL mà tôi vừa nêu trên cần xuất trình giấy tờ cụ thể. Ví dụ đối với trẻ em cần xuất trình một trong các tài liệu sau: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu; Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu TGPL là trẻ em; văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu TGPL là trẻ em.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL thực hiện quyền yêu cầu TGPL, trong trường hợp những người thuộc diện được TGPL bị thất lạc các giấy tờ đã được cấp thì có thể có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ đó.

Về cách thức gửi yêu cầu: Luật TGPL quy định đa dạng cách thức gửi hồ sơ yêu cầu TGPL để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu. Cụ thể, người yêu cầu có thể trực tiếp đến trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL để nộp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua fax, hình thức điện tử.

 

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng, vậy đâu là khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL của đối tượng này thưa ông Cù Thu Anh?

Ông Cù Thu Anh: Những khó khăn hiện nay khiến đồng bào dân tộc thiểu số nói chung trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL phải kể đến những vấn đề sau:

Một là là về trình độ dân trí, trong đó hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và người dân nói chung vẫn còn hạn chế.

Hai là là mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL ở một số địa phương còn mỏng; 

Ba là là kỹ năng thực hiện TGPL cho những đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số trong đó có thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vẫn còn hạn chế; 

Thứ tư là về kinh phí hoạt động của một số Trung tâm TGPL nhà nước còn ở mức độ nhất định và còn thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động TGPL;

Năm là sự phối hợp giữa một số cơ quan hữu quan cho hoạt động TGPL ở một số nơi vẫn còn hạn chế. 

Vì vậy, để đồng bào dân tộc thiểu số nói chung trong đó có đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn dễ dàng tiếp cận và được thụ hưởng dịch vụ TGPL thì cần có sự quan tâm của tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là  các trung tâm TGPL nhà nước phải chủ động tìm đến nhu cầu TGPL của bà con để giúp đỡ họ.

 

Trong thời gian qua, có rất nhiều vụ án về bạo lực gia đình, về xâm hại trẻ em, xin bà Ninh Thị Hồng cho biết bên mình có liên hệ với các tổ chức thực hiện TGPL để cử người tham gia bảo vệ cho các em trong vụ án này hay không?

Bà Ninh Thị Hồng: Hiện nay chúng tôi đang triển khai các biện pháp phòng ngừa, truyền thông cho cộng đồng, gia đình và chính trẻ em để các em không bị xâm hại, không vi phạm pháp luật. Nếu các vụ xâm hại đã xảy ra, thông tin đại chúng đưa, có mạng lưới tình nguyện là luật sư, luật gia, khi xét xử có hội thẩm nhân dân.

Chúng tôi sẽ nghiên cứu vụ việc ở đâu, khu vực nào. Cơ quan nhà nước đang làm vấn đề này. Tuy nhiên có một số vụ việc cơ quan nhà nước đã làm nhưng chúng tôi chưa đồng tình, như vụ xâm hại trẻ em tại Hà Nội mới đây. Hội chúng tôi sẽ tiếp cận gia đình, thu thập chứng cứ và có văn bản kiến nghị nêu rõ đây là vụ hiếp dâm trẻ em, kết hợp cùng TGPL và Hội phụ nữ giúp nạn nhân ổn định, đưa ra bằng chứng, truyền thông vào cuộc. Khi đó, Viện kiểm sát hà Nội và Công an hà Nội đã bắt đối tượng và kết luận vụ hiếp dâm, tuyên án chung thân với bị cáo.

Qua tìm hiểu kỹ các đối tượng, tùy theo đối tượng là nam hay nữ, hoàn cảnh gia đình, bị xâm hại như thế nào, chúng tôi sẽ cử người hỗ trợ các cháu. Người hỗ trợ là luật sư nữ thân thiện, có trình độ tư vấn công tác xã hội, gợi mở trao đổi giúp nạn nhân...

Trường hợp khó hơn là trẻ em nam vi phạm pháp luật nhưng cha mẹ không hợp tác nên cần cách thức giúp cha mẹ hiểu ra, phối hợp với cơ quan chức năng. Ngoài ra, ở một số vụ, sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường chưa chặt chẽ nên không nắm được vi phạm của trẻ em, tìm mọi cách để trốn tránh việc bị xử lý pháp luật… Vì vậy, cần sự vào cuộc của Hội, gia đình, nhà trường và bạn bè mới có hiệu quả để kịp thời xử lý trẻ em vi phạm pháp luật, chưa đến mức xử lý hình sự. Cần sự vào cuộc đến cùng và bền bỉ của Hội và Trung tâm TGPL địa phương.

Khâu truyền thông cũng rất quan trọng, cần lựa chọn nội dung đăng tải, phù hợp với đối tượng và nội dung từng vụ việc, đặc điểm vùng miền, phong tục tập quán của người dân, biên soạn tài liệu ngắn gọn dễ hiểu, tuyên truyền miệng đến các đối tượng…

Trong thời gian qua, có rất nhiều vụ việc tham gia tố tụng mà có đối tượng là người thanh thiếu niên và trẻ em được các tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các em, vậy bà có đánh giá như thế nào về chính sách TGPL này?

Bà Ninh Thị Hồng: Vừa qua, Quốc hội có đoàn giám sát tình hình xâm hại trẻ em từ 2015 đến nay, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tham gia đoàn này, tôi có đi tham gia giám sát. Đến địa phương, theo báo cáo của Sở Tư pháp về công tác TGPL với trẻ em, chúng tôi xem xét từng vụ việc thấy nổi lên vấn đề: TGPL đã thực hiện tốt nhưng một số vụ việc ở vùng sâu vùng xa hoặc đôi tượng như trẻ môf côi, yếu thế, TGPL lại thực hiện ở giai đoạn xét xử, lúc ấy tiếp cận là hơi muộn. Theo chúng tôi, với đối tượng này cần hỗ trợ ngay từ giai đoạn bắt đầu vụ việc để hạn chế các tiêu cực xảy ra, hạn chế tình trạng thiếu sót phải thu thập thông tin chứng cử xử lý lại từ đầu.

ĐỐi tượng của Luật TGPL đã tốt nhưng để làm tốt hơn nữa, cần thiết có mạng lưới theo sát các đối tượng này, theo sát từ ban đầu.

Những quy định phải có giấy tờ trẻ em không nơi nương tựa, tại cơ sở nuôi dưỡng… đôi khi cũng gây khó khăn cho đối tượng này trong việc tiếp cận với quyền được TGPL.

 

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cháu tôi 11 tuổi phải làm thêm tại một cửa hàng bán đồ ăn trên thành phố. Trong quá trình làm việc, cháu tôi nhiều lần bị chủ cửa hàng ngược đãi, hành hạ khiến cả thể chất và tinh thần bị tổn hại. Cho tôi hỏi các biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ cháu?

Bà Ninh Thị Hồng: Gia đình cho trẻ em đi làm sớm thì gia đình  là người đầu tiên vi phạm Luật Trẻ em và vi phạm Bộ Luật Lao động, bởi theo quy định của pháp luật lao động thì trẻ em từ 15 tuổi trở lên và đáp ứng một số điều kiện nhất định (sức khỏe, có sự cam kết của gia đình...) thì mới được tham gia lao động. Còn trẻ em dưới 15 tuổi chỉ được làm các công việc phụ giúp gia đình và nhiệm vu chính là đi học.

Cần làm tốt công tác truyền thông để gia đình nắm được các quy định pháp luật về quyền trẻ em.

- Cháu tôi vừa tròn 18 tuổi nhưng bị xâm hại tình dục từ năm 13 tuổi đến nay vẫn chưa hết ám ảnh và đang bị trầm cảm. Vậy cháu tôi có đc TGPL không? 

Ông Cù Thu Anh: TGPL được thưc hiện trên cơ sở đơn yêu cầu của người được TGPL, vì vậy tại thời điểm yêu cầu mà người yêu cầu thuộc diện là người được TGPL thì vụ việc sẽ được thụ lý, giải quyết.

Khi ở trường, con gái tôi (8 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho con tôi ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Vậy cho tôi hỏi hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không?

Bà Ninh Thị Hồng: Không vi phạm, vì bác sĩ sẽ biết bệnh như thế nào là nguy kịch, bệnh nào thì phải cấp cứu. Vì vậy, không có sự ưu tiên như trên và không vi phạm Luật trẻ em.

- Cháu tôi bị chính bố ruột bạo lực gia đình. Mẹ cháu mất sớm, vừa chuyển sang ở với gia đình tôi là ông bà ngoại của cháu. Vậy cháu có được TGPL không và bằng cách nào?

Ông Cù Thu Anh: Nếu cháu thuộc 1 trong các đối tượng quy định tại điều 7 luật TGPL, thì sẽ được TGPL: người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo hoặc một trong người thuộc diện khó khăn về tài chính theo Khoản 7 Điều 7 Luật TGPL thì được TGPL. Anh/Chị có thể tham khảo thêm tại Điều 7 Luật TGPL.

Thưa bà Ninh Thị Hồng, gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều tin, bài về những người đã tố giác hành vi xâm hại trẻ em với cơ quan công an. Vậy để bảo vệ người tố giác hành vi xâm hại trẻ em, việc bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em được quy định như thế nào?

Bà Ninh Thị Hồng: Đã có quy định của Bộ công an về việc bảo mật thông tin của người tố cáo các vụ việc nên điều đầu tiên là làm theo luật, quy định đã đề ra. Giữ bảo mật cho người tố cáo nhưng đồng thời thông tin của người tố cáo vẫn phải đưa ra đầy đủ chính xác để tránh báo tin sai sự thật.

Em tôi là người dân tộc thiểu số, 15 tuổi, vì hủ tục bắt vợ của làng nên chuẩn bị lấy người không quen biết. Tuy nhiên gia đình có hoàn cảnh khó khăn và không có đủ giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư… và không thành thạo tiếng Kinh. Vậy em tôi có được TGPL không và bằng cách nào?

Ông Cù Thu Anh: Do câu hỏi của bạn chưa đủ thông tin, chúng tôi có hướng dẫn như sau:

- Nếu trường hợp đã đc cơ quan có thẩm quyền cấp các giấy tờ nhân thân như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân… xin cấp lại giấy khai sinh, tư pháp hộ tịch…

- Trong trường hợp chưa được cấp bất kỳ loại giấy tờ nào thì các cơ quan địa phương phải hướng dẫn đăng ký các thủ tục giấy tờ cá nhân. Trên cơ sở đó, xác định được thông tin có thuộc đối tượng TGPL không, để yêu cầu TGPL.

P bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi lên 3 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận P vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác. Xin hỏi: Hành vi nói trên có xâm phạm đến quyền trẻ em không? Pháp luật quy định như thế nào về quyền học tập của trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS?

Bà Ninh Thị Hồng:.Luật trẻ em quy định không được kỳ thị trẻ HIV nhưng để thực hiên việc đó, gia đình và nhà trường phải đưa ra các biện pháp để không lây truyền cho các học sinh và người khác. Nếu muốn trẻ nhiễm HIV hoà nhập trường lớp, thì những vật dụng như : cốc nước, đồ vật dụng dùng trong trường lớp… đều dùng riêng. Nếu nhà trường và gia đình chưa làm được, sẽ ảnh hưởng đến số đông những trẻ em khác không nhiễm bệnh.

Thưa ông Cù Thu Anh, ông có thể cho biết một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho các đối tượng là thanh thiếu niên và nhi đồng là đối tượng yếu thế trong thời gian tới?

Ông Cù Thu Anh: Để nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho các đối tượng là thanh thiếu niên và nhi đồng là đối tượng yếu thế, cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:

- Tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng. Bởi vì, khi nhóm đối tượng yếu thế vướng vào vòng lao lý, đụng chạm với các cơ quan công quyền, thiết chế pháp luật họ sẽ rất cần đến sự giúp đỡ về mặt pháp lý.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL thông qua việc tiếp tục nâng cơ cấu số lượng trợ giúp viên pháp lý trong tỷ lệ số lượng người làm việc tại Trung tâm TGPL; tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ TGPL, đặc biệt là kỹ năng trợ giúp cho các đối tượng đặc thù như trẻ em, người chưa thành niên;

- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế thu hút các cá nhân, tổ chức có kiến thức, trình độ, kinh nghiệm thực hiện nghề luật trong xã hội tham gia công tác công tác TGPL thông qua việc ký hợp đồng thực hiện TGPL, đăng ký tham gia TGPL.

- Cần nghiên cứu và triển khai cơ chế người thực hiện TGPL trực tại các cơ quan tiến hành tố tụng: tòa án, cơ quan công an (tùy điều kiện có thể trực tại trụ sở hoặc trực qua điện thoại) để sớm giúp người được TGPL ngay từ khi họ vướng vào vòng lao lý nhất là đối với các vụ án có đối tượng là trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TGPL; tùy vào tình hình, điều kiện thực tế, nhất là ở các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cần tích cực thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực TGPL ở mức độ phù hợp, nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

- Cần xây dựng chính sách hỗ trợ nguồn lực để thực hiện TGPL cho giai đoạn tới đây, từ năm 2021 - 2025 và những năm tiếp theo nhất là đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để có nguồn lực cho hoạt động TGPL đáp ứng được nhu cầu TGPL ngày càng tăng của người được TGPL, trong đó có thanh thiếu niên và nhi đồng.

Đọc thêm