Khởi động Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”

(PLO) - Sáng nay (21/1), Lễ khởi động Chương trình “chung tay xóa nghèo pháp luật” của Báo Pháp luật Việt Nam được long trọng tổ chức cùng sự tham dự của đông đảo đại diện các cơ quan, ban, ngành TƯ và Hà Nội, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Khởi động Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”
Trong không khí náo nức của một năm mới và những cơ hội mới, thách thức mới, Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật” là một sự kiện ghi dấu ấn mạnh mẽ về công tác từ thiện xã hội của báo Pháp luật Việt Nam, thiết thực thực hiện Điều 4 Luật PBGDPL về chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Với việc thực hiện chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”, báo Pháp luật Việt Nam và các nhà tài trợ đã đi tiên phong trong công tác xã hội hóa tuyên truyền, PBGDPL. Nhờ sự ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ, nhiệt thành của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là có sự động viên, khích lệ của lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị TƯ và địa phương, bạn đọc trong cả nước và nhất là các nhà tài trợ là những doanh nghiệp đã nhiều năm quan âm thầm chung tay cùng báo Pháp luật Việt Nam thực hiện công tác “Xóa nghèo pháp luật” cho người dân nói chung và người dân ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. 
Thứ trưởng Bộ Tư pháp, TS.Lê Thành Long
 Thứ trưởng Bộ Tư pháp, TS.Lê Thành Long
Suốt 7 năm qua, Chương trình đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ trọng cộng đồng xã hội với đối tượng thụ hưởng chương trình ngày càng nhiều hơn. Thông qua chương trình, những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền núi, hải đảo đã được cập nhật thông tin  pháp luật, thông tin đời sống xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời, phục vụ đắc lực  cho việc cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng  đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 
Tính đến nay, các cơ quan, đơn vị tham gia Chương trình đã tặng đồng bào và cán bộ các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa gần 2 triệu tờ báo với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Và năm 2014, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã cam kết tiếp tục cùng Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện công tác xã hội từ thiện đầy ý nghĩa này.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp TS.Lê Thành Long đánh giá, cùng với những kết quả công tác đáng ghi nhận, các hoạt động xã hội từ thiện, trong đó có chương trình “Chung tay xóa nghèo  pháp luật” đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tư pháp.
Bằng việc đưa các ấn phẩm báo Pháp  luật Việt Nam có chất lượng miễn phí cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, báo Pháp luật Việt Nam đã góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa PBGDPL – bước đầu tiên hiện thực hóa các qui định của pháp luật, tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Qua 7 năm triển khai Chương trình “Xóa nghèo pháp luật”, báo Pháp luật Việt Nam đã có nhiều kết quả nhờ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân. Thay mặt Hội đồng phối hợp PBGDPL TƯ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp mong các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục đồng hành để Chương trình của báo Pháp luật Việt Nam có kết quả ở tầm cao hơn trong những năm tiếp theo.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, TS.Đào Văn Hội
 Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, TS.Đào Văn Hội
Đáp lại sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tư pháp, các Bộ, ban, ngành TƯ và địa phương, doanh nghiệp, đơn vị, tổ  chức, cá nhân đã ủng hộ Báo Pháp luật Việt Nam thời gian qua, Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam TS.Đào Văn Hội cảm ơn sự hợp tác của các đối tác, sự quan tâm của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành TƯ và địa phương đến sự phát triển của báo nói chung và Chương trình “Xóa nghèo pháp luật” nói riêng. Với tâm nguyện làm mạnh hơn Chương trình, Báo Pháp luật Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để phát triển Chương trình bằng nội lực và sự đồng lòng hỗ trợ, hợp tác, ủng hộ của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân. 
Từ những kết quả đã có, Báo Pháp luật Việt Nam hứa sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ truyền thông pháp luật để những đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, đơn vị được thể hiện bằng những ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam chất lượng đến với đông đảo bạn đọc, trong đó có những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đọc thêm