Thanh Hoá: Triển khai một số văn bản pháp luật

(PLVN) -Ngày 28/10/2019, tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Hiệp định Thương mại tự do (CPTPP, EVFTA), Luật Giáo dục và Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. 
Thanh Hoá: Triển khai một số văn bản pháp luật

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là CPTPP, là một Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. CPTPP bao gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12-11-2018. Theo đó, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14-1-2019.

Cùng với CPTPP, ngày 30-6-2019, Việt Nam cùng 28 nước thành viên đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), gọi tắt là EVFTA. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 55,8 tỷ USD.

Với Hiệp định được ký kết, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, gần như toàn bộ 100% biểu thuế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.

Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT trình bày chuyên đề Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA.
 

Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT 

trình bày chuyên đề Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên của Trung ương quán triệt, triển khai các chuyên đề về Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới: CPTPP, EVFTA – Cơ hội và thách thức với kinh tế Việt Nam; Ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN; Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA. uật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2019 với nhiều quy định tiến bộ để quản lý, kiểm soát nguồn tiêu thụ rượu bia và giảm các tác hại của rượu, bia… Luật có 7 chương, 36 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020.

Luật Giáo dục năm 2019 gồm 9 chương, 115 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020, thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Luật có nhiều điểm mới như: Làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; Luật hóa chủ trương đổi mới chương trình sách giáo dục phổ thông theo Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bổ sung chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên; quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục.

Đọc thêm