Tòa án không nên làm thay cơ quan thi hành án

(PLO) - Sáng hôm nay, thảo luận tại tổ về Dự thảo sử đổi, bổ sung Luật Thi hành án Dân sự (THADS), các ĐBQH đã đặt ra vấn đề mối quan hệ của việc THADS với Tòa án như thế nào để đảm bảo hiệu quả, thuận tiện cho người dân.
Một phiên thảo luận tại tổ của QH
Một phiên thảo luận tại tổ của QH
ĐB Đặng Công Lý (Bình Định) có quan điểm không nên giao tòa án thực hiện việc THA vì đã có cơ quan THA và Thừa phát lại. Làm như vậy sẽ chồng chéo, cơ quan nọ đổ cơ quan kia. Theo ông, tòa án chỉ làm công tác xét xử
Quan điểm của ĐB tỉnh Bình Định nên thống nhất k cần phải có đơn yêu cầu THA mới  tổ chức thi hành vì thực tế nhiều người không biết phải làm đơn yêu cầu THA nên án cứ “xếp xó”. 
“Bản án có hiệu lực là các cơ quan phải tự tổ chức yêu cầu thi hành. Nếu đương sự tự thỏa thuận giải quyết thì lập biên bản ra quyết định điều chỉnh việc THA. Nếu đương sự không yêu cầu nữa thì ra quyết định đình chỉ.” – ông nói.
Yêu cầu bỏ quy định chỉ thi hành án khi có đơn yêu cầu của đương sự, ĐB còn đưa ra lý do liên quan đến vấn đề thời hiệu. “Có nhiều trường hợp người dân không biết làm đơn yêu cầu hay phải đi xa thì hết 5 năm không được THA, dẫn đến thiệt thòi cho người được THA. Những trường hợp này xảy ra rất nhiều” – ĐB cho biết.
Cũng đồng quan điểm không nên giao THADS cho Tòa án, ĐB Trần Văn Độ (An Giang) phát biể: “Tòa án ra phán quyết và kiểm soát được phán quyết của mình để bản án có hiệu lực thực sự. Đó là tư tưởng đúng đắn nhưng giao cho tòa án ra các quyết định về THA thì lại không được mà cơ quan THA có quyết định gì, kết quả THA như thế nào phải báo cáo tòa án. Hơn nữa, nếu tòa án phải ra quyết định THA thì ảnh hưởng đến tính khách quan khi ra phán quyết vì dễ có tâm lý “phán quyết tạo thuận lợi cho mình”.
Với những phân tích đó, theo ĐB Trần Văn Độ, vấn đề quan trọng là làm thế nào để tăng kết quả kiểm soát công tác THA giữa tòa án và THA, chứ giao tòa án thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Tư  pháp qua việc ra các quyết định THA là không ổn. 
“Luật hiện hành đã phân công rành mạch, nên sửa đổi thì chỉ cần thúc đẩy mối quan hệ kiểm soát giữa 2 bên, tránh những sơ hở trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan để không ảnh hưởng đến kết quả THA.” ông đề nghị. 
 ĐB Hồ Văn Năm (tỉnh Đồng Nai) cũng đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành, không quy định tòa án ra quyết định THA. Theo ĐB, nếu làm như thế, sẽ  dẫn đến sự lòng vòng, đi ngược. Hơn nữa, THA đi xác minh mà k đc ra quyết định kê biên, chờ TA thì đương sự có thể tẩu tán hết tài sản, cản trở việc THA.
Về quy định không cần có đơn yêu cầu thi hành án, mới tổ chức thi hành, ông nói: “Bản án  có hiệu lực thì phải THA, k thể cứ ngồi chờ đơn yêu cầu, nhất là ở vùng sâu vùng xa, việc làm đơn là rất khó khăn nên cq THA phải chủ động THA các bản án có hiệu lực của tòa án. “Người dân theo 1 vụ kiện dân sự đã oải mà theo THA càng oải hơn nên cần tạo thuận lợi hơn nữa với những thủ tục đơn giản để ng dân tiếp cận cq tư pháp dễ dàng hơn.” – ĐB Hồ Văn Năm phát biểu. 

Đọc thêm