Biện pháp phòng ngừa tội phạm phát sinh trong hoạt động 'Đòi nợ thuê'?

Hoạt động dịch vụ “Đòi nợ thuê” được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật hiện hành nào? Và các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể nảy sinh trong hoạt động loại hình dịch vụ này?
Biện pháp phòng ngừa tội phạm phát sinh trong hoạt động 'Đòi nợ thuê'?

Bộ Công an trả lời:

Theo pháp luật hiện hành, muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thành lập doanh nghiệp, các cá nhân không được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Trong quá trình hoạt động dịch vụ này, doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Luật Doanh nghiệp 2014; Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định của pháp luật đối với dịch vụ đòi nợ; thông báo tình hình, thủ đoạn hoạt động lợi dụng loại dịch vụ này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật… để nhân dân biết, cảnh giác, đồng thời tố giác các hành vi vi phạm cho các cơ quan chức năng.

- Tiến hành tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê; tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ đòi nợ; trao đổi thông tin quản lý về hoạt động kinh doanh này; thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đòi nợ.

Đọc thêm