Sắp có ‘bộ khung pháp lý” mới cho bán hàng đa cấp

(PLO) -  Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2014 về bán hàng đa cấp.

Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2014 về bán hàng đa cấp.
Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2014 về bán hàng đa cấp.
Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2014 về bán hàng đa cấp.
Sắp có ‘bộ khung pháp lý” mới cho bán hàng đa cấp

Theo nhận định của Bộ Công thương, mặc dù Nghị định số 42/2014/NĐ-CP và các thông tư liên quan đã siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động vốn nhằm thu lợi bất chính cũng như thực hiện các hành vi vi phạm mới, để lại những hậu quả về kinh tế - xã hội. Nội dung Nghị định số 42/2014/NĐ-CP tới nay bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Những bất cập đó đã gây khó khăn, vướng mắc đối với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Xuất phát từ những khó khăn nêu trên, các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đều có kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Dự thảo Nghị định gồm 7 Chương với 61 Điều. so với Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, Dự thảo Nghị định bao gồm một số thay đổi cơ bản sau:

Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Để có cơ sở xử lý hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng nhằm thực hiện các hành vi huy động vốn trái phép thời gian qua, Dự thảo Nghị định mở rộng phạm vi để điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nói chung. Trước đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP chỉ giới hạn ở hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại Dự thảo, ngoài các đối tượng áp dụng như tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, còn áp dụng cho cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Bổ sung quy định bảo đảm khả năng kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp: Để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, Dự thảo Nghị định bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, như: Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý nhà phân phối để nhà phân phối có thể truy cập và truy xuất các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của họ; Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng và vận hành website để thông tin về doanh nghiệp; Có đường dây nóng để giải đáp thắc mắc, khiếu nại của nhà phân phối và người tiêu dùng; Phải xuất hóa đơn bán hàng cho từng nhà phân phối, khách hàng. Yêu cầu này để đảm bảo quyền lợi của nhà phân phối, khách hàng trong trường hợp có yêu cầu doanh nghiệp mua lại hàng, trả lại tiền; Yêu cầu thanh toán hoa hồng, tiền thưởng thông qua chuyển khoản; Khi quảng cáo về thu nhập của nhà phân phối, doanh nghiệp cần cung cấp kèm theo các thông tin sau: Tên tuổi, địa chỉ, cấp bậc; Quy mô mạng lưới tuyến dưới; Thời gian để đạt được thu nhập và Bản sao các chứng từ chứng minh thu nhập của nhà phân phối (cung cấp khi được yêu cầu)…

Về điều kiện điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã không còn quy định về vốn pháp định và đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các quy định tương ứng trong điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP cũng cần được loại bỏ để đảm bảo tính đồng bộ.

Về ký quỹ, để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp khi phát sinh tranh chấp, Dự thảo Nghị định nâng cao mức ký quỹ tối thiểu lên 10 tỷ đồng và hàng năm cần có quy định để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tương ứng với quy mô mạng lưới hoặc doanh thu của doanh nghiệp.

Không cho phép doanh nghiệp bán hàng đa cấp tổ chức các hoạt động trung gian thương mại phục vụ mạng lưới bán hàng đa cấp: Thực tế hoạt động bán hàng đa cấp thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã sử dụng các hình thức trung gian thương mại (đại diện, môi giới, ủy thác, đại lý) để phát triển và mở rộng mạng lưới của mình. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp với người tham gia bán hàng đa cấp, một số doanh nghiệp đã đùn đẩy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trung gian này. Các cơ quan quản lý không thể quy trách nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp mà chỉ có thể xử lý các tổ chức, cá nhân trung gian, làm giảm hiệu quả thực thi của pháp luật. Để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, Dự thảo Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp không được tổ chức các hoạt động trung gian thương mại phục vụ trực tiếp cho việc duy trì, phát triển và mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình.

 Bổ sung quy định yêu cầu đối với đối tượng tham gia hoạt động bán hàng đa cấp

Song song với việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, Dự thảo Nghị định bổ sung quy định cấm người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do không tuân thủ các quy định về quản lý kinh doanh đa cấp không được tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp.

Bổ sung quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

Yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi có xác nhận đăng ký bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải chỉ định một cá nhân cư trú tại địa phương làm người đại diện tại địa phương để chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đó. 

Yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Trong trường hợp hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo có quy mô từ 200 người trở lên, doanh nghiệp có trách nhiệm mời Sở Công Thương tham dự và Sở Công Thương có trách nhiệm cử đại diện tham dự để giám sát.

Bổ sung thẩm quyền của các Sở Công Thương trong việc thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp tại địa phương.

Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp

Bổ sung quy định về cơ sở đào tạo và yêu cầu đối với hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp dành cho người tham gia bán hàng đa cấp.

Bổ sung quy định Bộ Công Thương thực hiện kiểm tra và xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trước khi cấp Chứng chỉ đào tạo viên.

Sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp

Bổ sung các quy định về trách nhiệm chung của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp bị xử phạt do vi phạm các quy định cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Bổ sung, làm rõ quy định về giao nhận hàng hóa, mua lại hàng hóa và chi trả hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác.

Làm rõ quy định về các nội dung cần báo cáo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Đơn giản hóa các thủ tục sửa đổi, bổ sung liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương

Để đáp ứng yêu cầu tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, Dự thảo Nghị định đã nâng cao điều kiện hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp và các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định cũng đơn giản hóa một số thủ tục hành chính để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong quá trình hoạt động, cụ thể:

Quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước đối với một số trường hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong quá trình hoạt động.

Quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ cần thông báo tới Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo.

Đọc thêm