Tuyển sinh ĐH 2010: Trượt “công” vào “tư”!

Trước sức ép do nhiều trường công lập xét tuyển số lượng lớn NV2, NV3 nên các trường ĐH dân lập tìm mọi cách “hút” sinh viên.
Trước sức ép do nhiều trường công lập xét tuyển số lượng lớn NV2, NV3 nên các trường ĐH dân lập tìm mọi cách “hút” sinh viên.

Các cách "hút" sinh viên đó là: hạ điểm chuẩn “chạm đáy”, chương trình học bổng, đào tạo liên thông... nhưng vẫn lo không tuyển đủ chỉ tiêu.

Điểm tuyển hạ “đáy” sàn

Trong thư gửi về chúng tôi, em Đỗ Thuý Hằng (Hải Phòng) tâm sự: “Em thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khối A nhưng chỉ được 13 điểm. Em xem thông tin trên mạng thì thấy điểm thi của mình không an toàn khi xét tuyển NV2.

Hiện, một số trường cũng xét tuyển NV2 một số ngành cho khối A với mức điểm chỉ từ điểm sàn trở lên, nhưng em không dám nộp hồ sơ vì quá bấp bênh. Nên lựa chọn của em có lẽ phải đăng kí vào một trường dân lập nào đó vì dù sao, tấm bằng ĐH còn dễ xin việc hơn CĐ”.
Rất nhiều cơ hội bước vào các trường dân lập cho những thí sinh không đủ sức vào trường công. Ảnh: Chí Cường
Theo một cán bộ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH ngoài công lập thường có điểm chuẩn thấp. Về phía các trường, dù đã hạ điểm chuẩn kịch sàn vẫn khó đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Ông Nguyễn Thành Dương, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết: Kỳ tuyển sinh 2010, trường xét tuyển 3.200 chỉ tiêu NV2, gồm 2.200 chỉ tiêu ĐH và 1.000 chỉ tiêu CĐ. Ở hệ ĐH, điểm trúng tuyển bằng điểm sàn. Riêng Cử nhân Điều dưỡng, Tiếng Anh lấy 16 điểm (tiếng Anh hệ số 2). Hệ CĐ, lấy bằng điểm sàn CĐ. Tuy nhiên, theo ông Dương, mọi năm trường đều lấy đủ chỉ tiêu, nhưng năm nay dù lấy bằng điểm sàn, nhưng khó có thể biết được lấy đủ chỉ tiêu hay không. Trong khi đó, một số trường như ĐH dân lập Đông Đô năm nay lấy 1.500 sinh viên. Đối với thí sinh đăng ký NV1, điểm chuẩn trúng tuyển chỉ từ điểm sàn trở lên (kể cả điểm ưu tiên). Trường đang trông chờ vào nguồn tuyển chủ yếu là NV2 để nâng cao chất lượng. GS.TS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết, kết quả điểm thi của trường ở mức thấp. Cụ thể, ở khối A, số thí sinh có tổng điểm 3 môn thi đạt từ 13 điểm trở lên chỉ khoảng 4% trong tổng số hơn 1.000 thí sinh dự thi khối A. Ở khối D, tỷ lệ đạt điểm sàn cũng chỉ 18,4%. Như vậy, trường sẽ phải tuyển hơn 900 chỉ tiêu qua xét tuyển NV2, 3 mức điểm chỉ bằng với điểm sàn. Tuy nhiên, ngay cả việc tuyển số lượng lớn NV2, NV3 và hạ điểm chuẩn bằng điểm sàn... nhưng cơ hội cho các khối trường ĐH dân lập, đại học vùng, khu vực năm nay được dự báo sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu so với những năm trước. Cân nhắc kỹ Hiện, nhiều trường ĐH dân lập đang nỗ lực thu hút sinh viên với nhiều phương thức hấp dẫn nhằm đủ chỉ tiêu. Ông Nguyễn Thành Dương, ĐH Duy Tân cho biết: Trường sẽ trao hơn 700 suất học bổng dành cho thí sinh trong đợt tuyển sinh ĐH 2010, tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng.
“ Bằng tốt nghiệp ĐH dân lập hay công lập đều do Bộ GD&ĐT cấp nên có giá trị pháp lý ngang nhau. Trừ trường hợp khi đi xin việc, một số doanh nghiệp “khó tính” sẽ có yêu cầu đòi hỏi công lập hay dân lập, gây khó dễ cho các ứng viên.

Tuy nhiên, bất cứ học ở môi trường nào, cái chính vẫn là khi ra trường các em cần phải làm được việc ”.
Ông Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo

(ĐH Quốc gia Hà Nội).
Phòng Đào tạo ĐH dân lập Phương Đông cũng cho biết, riêng với khóa tuyển sinh ĐH năm 2010 có thêm các học bổng cho thí sinh trúng tuyển vào trường. ĐH dân lập Đại Nam cũng vừa công bố sẽ cấp học bổng đặc biệt 100% học phí trong cả 4 năm học đối với những thí sinh đạt 25 điểm trở lên... Ông Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), người có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác tuyển sinh nhắc nhở các thí sinh nên cân nhắc kĩ việc chọn nguyện vọng vào trường nào. Theo ông Nhã, với những thí sinh điểm thấp, không vào được NV1, các em phải nghiên cứu cẩn thận, kỹ càng. Bao giờ tấm bằng ĐH cũng giá trị hơn bằng CĐ, nhất là khi đi xin việc. Vì vậy, không nên bỏ qua bất cứ cơ hội được học ĐH của mình. Ông Nhã cũng đưa ra lời khuyên, từ nay đến hết hạn nộp đơn xét tuyển NV2, thí sinh nên theo dõi thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để xem trường công lập nào còn chỉ tiêu tuyển sinh mà điểm chuẩn thấp thì đăng kí xét tuyển vì điểm khác biệt của dân lập và công lập là học phí của dân lập khá cao và khác về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, một số trường dân lập quốc tế hoặc do cán bộ lão thành thành lập cũng được đầu tư khá tốt về mọi mặt nên chất lượng không kém mấy so với trường công lập.
Theo Mỹ Hà - Ngô Huy
GĐ&XH

Đọc thêm