Vì sao Tổng thống Biden đồng ý bảo vệ một số tài liệu liên quan vụ bạo động ở Đồi Capitol?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần bác bỏ các nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm viện dẫn đặc quyền hành pháp để ngăn chặn việc công bố các tài liệu xung quanh cuộc bạo động ở Đồi Capitol ngày 6/1/2021.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Nhưng Nhà Trắng mới đây lại đồng ý với Ủy ban điều tra của Hạ viện không phát hành một số tài liệu liên quan, đây là một động thái khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn.

Một số tài liệu được bảo vệ

Ủy ban điều tra cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol của Hạ viện vừa đồng ý trì hoãn nỗ lực thu thập hàng trăm trang hồ sơ liên quan đến cuộc bạo động từ chính quyền thời ông Donald Trump còn đương chức. Việc trì hoãn này là theo yêu cầu từ Nhà Trắng của đương kim Tổng thống Joe Biden, mặc dù ông Biden đã nhiều lần bác bỏ các nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm viện dẫn đặc quyền hành pháp để ngăn chặn việc phát hành các tài liệu xung quanh ngày hôm đó.

Việc trì hoãn chính là để đáp lại những lo ngại của Nhà Trắng rằng việc phát hành tất cả các tài liệu thời chính quyền Trump mà Ủy ban đang tìm kiếm có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đặc quyền hành pháp.

Ông Trump đã đưa đến các Tòa án để chặn việc phát hành tài liệu. Các luật sư của ông Trump đã thực hiện hành động pháp lý để ngăn Ủy ban tiếp cận bất kỳ tài liệu nào của Nhà Trắng liên quan đến ngày 6/1, và cựu Tổng thống đã chỉ thị các đồng minh của ông không hợp tác với Ủy ban.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã phán quyết trong tháng 12/2021 chống lại ông Trump. Theo đó, một hội đồng thẩm phán đã nhất trí ủng hộ phán quyết của tòa cấp dưới từ chối lệnh ban đầu của ông Trump về việc ngừng công bố hồ sơ.

Các luật sư của ông Trump đã đệ đơn kháng cáo khẩn lên Tòa án Tối cao để cố gắng chặn Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia (cơ quan duy trì quyền giám sát các tài liệu từ thời ông còn đương chức) bàn giao chúng cho Ủy ban điều tra của Hạ viện. Ông yêu cầu Tòa án Tối cao lật lại quyết định, mặc dù tòa án cấp cao vẫn chưa quyết định có thụ lý vụ kiện hay không.

Thỏa thuận bảo vệ một số hồ sơ thời ông Trump được ghi nhận trong một bức thư hồi tháng 12 từ Văn phòng cố vấn Nhà Trắng. Bức thư chủ yếu bảo vệ các hồ sơ không liên quan đến sự kiện ngày 6/1, vốn được Ủy ban điều tra của Hạ viện yêu cầu thu thập tất cả các tài liệu từ Nhà Trắng thời ông Trump về các sự kiện của ngày 6/1.

Các trang tài liệu được tạo vào ngày 6/1 không liên quan đến cuộc tấn công vào Đồi Capitol. Các tài liệu liên quan đến việc chuẩn bị và có cân nhắc tính nhạy cảm của Hội đồng An ninh Quốc gia thì được Nhà Trắng yêu cầu bảo vệ. Các quan chức của Tổng thống Biden lo rằng nếu những trang đó được chuyển cho Quốc hội thì điều đó sẽ tạo ra một tiền lệ rắc rối cho cơ quan hành pháp, bất kể ai đang nắm quyền Tổng thống. Vẫn còn những tài liệu khác được bảo mật cao và Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội làm việc với các cơ quan liên bang để thảo luận về việc phát hành chúng.

“Các tài liệu mà Ủy ban lựa chọn đã đồng ý rút lại hoặc trì hoãn yêu cầu của mình dường như không liên quan đến sự chuẩn bị hoặc phản ứng của Nhà Trắng đối với các sự kiện ngày 6/1, hoặc về nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử hoặc cản trở việc chuyển giao hòa bình của quyền lực”, Phó cố vấn Nhà Trắng Jonathan Su đã viết trong một trong hai bức thư gửi tới Ủy ban mà Hãng tin The Associated Press (AP) nắm được.

Ông Su cũng đã viết rằng đối với Ủy ban, việc giữ lại các tài liệu “sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành cuộc điều tra quan trọng của mình (của Ủy ban - PV) một cách nhanh chóng”.

Nhà Trắng sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban điều tra của Hạ viện để bảo vệ một số tài liệu khỏi bị lật tẩy.Nhà Trắng sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban điều tra của Hạ viện để bảo vệ một số tài liệu khỏi bị lật tẩy.

Việc hoãn yêu cầu tài liệu được đưa ra khi nhiều đồng minh của ông Trump đã bắt đầu gây chiến với cuộc điều tra của Ủy ban. Người phát ngôn của ông Trump là Taylor Budowich đã đệ đơn kiện yêu cầu Tòa án ngăn Ủy ban điều tra của Hạ viện tiếp cận các tài liệu tài chính của ông tại JPMorgan Chase & Co.

Trong đơn, Taylor cho biết ông đã cung cấp hơn 1.700 trang tài liệu và khoảng 4 giờ trả lời câu hỏi từ Ủy ban điều tra của Hạ viện. “Trát đòi tiếp cận tài liệu tài chính cá nhân của tôi không liên quan đến bất kỳ điều luật nào có thể hiểu được và không phục vụ bất kỳ mục đích nào của Ủy ban”, Budowich nêu trong đơn kiện.

Cựu cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trump cũng kiện Ủy ban này để ngăn chặn trát hầu tòa của Ủy ban đối với hồ sơ điện thoại của ông. Ông còn cáo buộc Ủy ban điều tra của Hạ viện không được thành lập hợp pháp.

Một tòa phúc thẩm đã bác bỏ lập luận trên, ra phán quyết rằng Ủy ban được thành lập hoàn toàn hợp lệ, có quyền xem các hồ sơ của Nhà Trắng mà ông Trump đã cố gắng che giấu và kết luận Quốc hội có đặc quyền làm rõ những diễn biến vụ bạo loạn ngày 6/1 ở Đồi Capitol. Ủy ban của Hạ viện đã gửi 50 trát yêu cầu thẩm vấn và lấy lời khai của 300 nhân chứng trong cuộc điều tra bạo loạn Đồi Capitol.

Không thể ngăn cản công khai thông tin

Trong vài tháng qua, Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia Mỹ đã chuyển các tập tài liệu đến Nhà Trắng và các luật sư để ông Trump xác định xem chúng có chứa bất kỳ thông tin đặc quyền nào hay không. Các luật sư của Trump lập luận rằng “cả Hiến pháp và Đạo luật Hồ sơ Tổng thống đều cho các cựu Tổng thống một quyền rõ ràng để bảo vệ hồ sơ bí mật của họ khỏi bị phổ biến sớm. Trường hợp này rõ ràng là một mối đe dọa đối với quyền đó”. Ông Trump đã phản đối rộng rãi đối với việc phát hành các tài liệu cũng như những lo ngại của ông về các tài liệu cụ thể.

Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn thuyết trước khi người ủng hộ ông kéo đến tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 (Ảnh: AP)

Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn thuyết trước khi người ủng hộ ông kéo đến tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 (Ảnh: AP)

Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia cho biết các hồ sơ ông Trump muốn chặn bao gồm nhật ký Tổng thống, nhật ký khách thăm, bản thảo bài phát biểu, ghi chú viết tay “liên quan đến các sự kiện ngày 6/1” từ hồ sơ của cựu Chánh Văn phòng Mark Meadows. Ngoài ra, danh sách tài liệu còn nhắc đến dự thảo “Lệnh hành pháp về mức trung thực của cuộc bầu cử”.

Tổng thống Biden đã nhiều lần bác bỏ các tuyên bố của ông Trump về đặc quyền hành pháp đối với các tài liệu đó, bao gồm cả trong một bức thư gửi ngày 23/12 liên quan đến khoảng 20 trang tài liệu. Nhưng, chính quyền của ông sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban điều tra của Hạ viện để bảo vệ một số tài liệu không bị tiết lộ.

Thẩm phán Patricia Millett, viết cho Tòa án để góp ý kiến trong tháng 12/2021, cho biết Quốc hội có “lợi ích quan trọng duy nhất” trong việc nghiên cứu các sự kiện ngày 6/1 và Tổng thống Biden đã đưa ra quyết định “có lý do cẩn thận” rằng các tài liệu đó là lợi ích của công chúng và đặc quyền điều hành, do đó không nên được viện dẫn.

Trong bản kết luận dài 68 trang, Tòa cho biết cả hai nhánh hành pháp và lập pháp Mỹ đã nhất trí về tầm quan trọng của các tài liệu với cuộc điều tra “vụ tấn công vào nhánh hành pháp và quyền hiến định về chuyển giao quyền lực hòa bình”.

Thẩm phán Patricia Millett đồng thời cho rằng Tổng thống Joe Biden đã quyết định hợp lý khi công khai các tài liệu Chính phủ liên quan. Bà lưu ý cựu Tổng thống Trump không thể chứng minh cụ thể hậu quả từ hành động công khai tài liệu. Tuy nhiên, Thẩm phán Millett chấp nhận hoãn thực thi phán quyết trong 2 tuần, tạo thời gian cho Trump đề nghị Tòa án Tối cao can thiệp.

Phản ứng về phán quyết, Người phát ngôn Nhà Trắng Mike Gwin nói Tổng thống Biden giữ lập trường rằng cựu Tổng thống không thể dùng đặc quyền hành pháp hiến định để ngăn cản công khai thông tin “về hành vi gây suy yếu chính Hiến pháp”.

Đọc thêm