Vụ ám sát “ra” ánh sáng sau 18 năm “chìm xuồng”

Vụ ám sát xuất phát từ sự phân biệt chủng tộc vốn làm rung động nước Anh và thế giới vào năm 1993 ở London, Anh cuối cùng đã được “gỡ rối” sau 18 năm “chìm xuồng”. Nạn nhân là một học sinh trung học da đen đầy hoài bão về tương lai Stephen Lawrence đã bị một nhóm thanh niên da trắng giết chết oan uổng. Vụ án xảy ra đã khiến nước Anh đảo lộn với các cuộc cải cách tư pháp và lập pháp sâu sắc ở nước này.

Vụ ám sát xuất phát từ sự phân biệt chủng tộc vốn làm rung động nước Anh và thế giới vào năm 1993 ở London, Anh cuối cùng đã được “gỡ rối” sau 18 năm “chìm xuồng”. Nạn nhân là một học sinh trung học da đen đầy hoài bão về tương lai Stephen Lawrence đã bị một nhóm thanh niên da trắng giết chết oan uổng. Vụ án xảy ra đã khiến nước Anh đảo lộn với các cuộc cải cách tư pháp và lập pháp sâu sắc ở nước này.

Gary Dobson
Gary Dobson.

Hồ sơ vụ án này có thể so sánh với vụ bê bối chính trị-xã hội nghiêm trọng Dreyfus ở Pháp cuối thế kỷ thứ 19 và cuộc đấu tranh của Rosa Parks chống lại sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ trong những năm 1950. Mới đây, Tòa án Anh đã kết án những kẻ ám sát da trắng gây tội ác đối với người thanh niên da đen vào năm 1993, trả lại phần nào công lý cho nạn nhân mặc dù chưa hoàn toàn thỏa mãn mong muốn của gia đình nạn nhân.

Gary Dobson và David Norris lần lượt phải lĩnh các mức án 15 năm 2 tháng và 14 năm 3 tháng tù giam. Bản án này được tuyên sau 18 năm tội ác xảy ra, gần như khép lại một bộ hồ sơ từng làm đảo lộn xã hội Anh, từng khiến nước này phải tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng trong lực lượng cảnh sát và trong hệ thống tư pháp.

Tất cả bắt đầu từ ngày 22/4/1993. Tối hôm đó, Stephen Lawrence, một học sinh trung học gốc Jamaica, kiên nhẫn cùng một người bạn chờ xe buýt tại Etham thuộc phía Đông Nam London. Bỗng nhiên, một nhóm gồm 5 thanh niên da trắng tiến đến phía họ. “Cái gì, có cái gì không, đồ da đen bẩn thỉu?”, một trong những thanh niên buông lời trước khi chúng tấn công chàng trai 18 tuổi đang có nhiều hoài bão. Stephen đã bị đâm đến chết. Rồi nhóm thanh niên gây án bỏ trốn trong tiếng cười châm biếm.

Cảnh sát đã tới hiện trường sau đó, nhưng ngay từ khi khởi động, cuộc điều tra đã mắc phải nhiều sai sót. Cảnh sát thậm chí còn muốn còng tay người bạn của Stephen là Duwayne Brooks và nhất định không tin rằng vụ tấn công có động cơ phân biệt chủng tộc.

Nạn nhân Stephen Lawrence.
Nạn nhân Stephen Lawrence.

Cảnh sát ưu tiên giả thiết là nạn nhân da đen Stephen Lawrence liên quan tới một vụ trộm cắp và cũng chẳng bắt giữ những kẻ tấn công anh. Tuy nhiên, trong vòng 2 ngày, có tới 26 nhân chứng tố cáo 5 kẻ tình nghi: Neil, Jamie Acourt, David Norris, Gary Dobson và Luke Knigh. Thậm chí, một trong số những kẻ tình nghi này là con trai của một tên cướp khét tiếng ở London.

Cảnh sát đặt những nghi phạm này dưới sự giám sát nhưng lại không hành động gì khi một nghi phạm giấu quần áo trong túi rác để mang ra khỏi nhà hắn. Các vụ bắt giữ chỉ xảy ra khi gia đình Lawrence tổ chức một cuộc họp báo vào đầu tháng 5 năm ngoái về sự “trây ỳ” của các điều tra viên. Sự tuyệt vọng lớn dần cho tới khi nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela gặp họ và tố cáo “chủ nghĩa phân biệt màu da kiểu Anh”.

 Nhưng rồi do thiếu bằng chứng kết luận, viện kiểm sát lại thôi không truy tố các nghi phạm nữa. Bức xúc quá, gia đình Lawrence bắt đầu một cuộc chiến lâu dài để làm rõ sự thật. Họ tự làm thủ tục chống lại Gary Dobson, Neil Acourt và Luke Knight, nhưng cả ba thanh niêm này lại được xử trắng án vào năm 1996. Nhân chứng Duwayne Brooks, người chưa bao giờ nhận mặt những kẻ tấn công, lại bị cho là không thể khai thác được. Những kẻ tình nghi thì câm miệng, từ chối trả lời mọi câu hỏi.

Tuy nhiên, vụ án nổi tiếng này không hoàn toàn chìm vào trong quên lãng. Năm 1997, tờ báo lá cải Daily Mail đã đưa tin “giật gân” và cáo buộc 5 thanh niên nói trên tội giết người trên trang nhất, đồng thời dám “mời” các nghi phạm kiện tờ báo này ra trước tòa án nếu cáo buộc đó là sai.

Cũng trong năm 1997, các nhà công đảng khi trở lại nắm quyền lực đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về thái độ của cảnh sát. Bản báo cáo kết luận rằng có hiện tượng “phân biệt chủng tộc một cách hệ thống”. Và thế là lực lượng cảnh sát được đưa ra để cải cách sâu sắc, từ các thủ tục đến việc tuyển dụng, thậm chí còn mở rộng tuyển dụng cả những người da đen và người châu Á vào làm việc.

Về phần mình, Nghị viện Anh cũng xây dựng chặt chẽ quy định pháp luật liên quan đến tội phạm phân biệt chủng tộc. Năm 2005, các nghị sĩ Anh đã xét lại đạo luật cấm xét xử lần hai một người từng được xử trắng án (như Gary Dobson) khi có các tình tiết mới.

Tới năm 2007, những bước tiến khoa học cho phép tìm được mẫu máu, những sợi vải và tóc chứa ADN của nạn nhân trên những bộ quần áo của Gary Dobson và David Norris mà cảnh sát đã thu giữ từ năm 1993. Các bằng chứng này đã thuyết phục được hội đồng xét xử về tội lỗi của hai nghi phạm.

Là những trẻ vị thành niên vào lúc phạm tội, 17 và 16 tuổi, Gary Dobson và David Norris đã tránh được hình phạt 30 năm tù giam, mà chỉ phải lĩnh lần lượt các mức án 15 năm 2 tháng và 14 năm 3 tháng tù giam. Tuy nhiên, bản án đối với hai nhân vật này không phải là sự khép lại hoàn toàn vụ án.

Đến nay, các nhà điều tra vẫn muốn tìm được và xét xử những thành viên khác trong nhóm. Họ hy vọng chính Gary Dobson và David Norris sẽ tự giải quyết và tố cáo đồng bọn hoặc sẽ có thêm những nhân chứng mới để thực sự “lột trần” vụ án ra ánh sáng.

Phúc Lợi (Theo Figaro)

Đọc thêm